Việc triển khai các hệ thống vũ khí như vậy trong tương lai sẽ cho phép Trung Quốc phòng thủ chống lại các tên lửa tầm trung của Mỹ nếu chúng được triển khai ở châu Á, và cũng có thể làm giảm giá trị kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Ấn Độ, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.
Cuộc thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đánh chặn mục tiêu đạn đạo ở giai đoạn giữa của hành trình bay diễn ra vào ngày 4 tháng 2 là lần thứ năm quân đội Trung Quốc công khai việc họ tiến hành các cuộc thử nghiệm công nghệ chống tên lửa từ đất liền. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của một hệ thống như vậy đã tiến hành ở Trung Quốc vào tháng 1 năm 2010, các cuộc thử nghiệm tiếp theo vào những năm 2013, 2014, 2018. Trung Quốc cho biết tất cả các cuộc thử nghiệm này đã thành công.
Tại sao cuộc thử nghịêm tên lửa của Trung Quốc không gây bất ngờ?
Rõ ràng, một số quân đội nước ngoài đã dự đoán Trung Quốc sắp tiến hành vụ thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Không lâu trước vụ thử, Mỹ đã chuyển một máy bay chuyên dụng RC-135S Cobra Ball đến Nhật Bản. Loại máy bay này chuyên được sử dụng để thu thập dữ liệu, thông tin tình báo về các vụ phóng tên lửa sắp xảy ra.
Japan time February 8, 2021 20:30
— Tokyo Radar🇯🇵 (@japan_radar) February 8, 2021
USAF RC-135S Cobra Ball(61-2663)
COBRA 55 is moving north . pic.twitter.com/QhVlZ0Olnn
Sau vụ thử nghiệm thành công vào năm 2010, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sau Mỹ thực hiện được vụ đánh chặn bên ngoài bầu khí quyển của trái đất. Các công việc chế tạo phương tiện đánh chặn động năng của Trung Quốc được cho là đã bắt đầu vào những năm 1990. Theo một số báo cáo, hệ thống đang được thử nghiệm của Trung Quốc có tên gọi HQ-19.
HQ-19 là hệ thống đánh chặn mục tiêu đạn đạo cùng hạng với hệ thống Standard Missile-3 (SM-3) của Mỹ. Tên lửa Động Năng 3 là loại đã được sử dụng trong các vụ thử nghiệm, ngăn chặn một mục tiêu dưới hình dạng của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21. Tổ hợp sử dụng tên lửa chống tên lửa đn đạo DN-3 (Động Năng 3) đang được thử nghiệm từ năm 2007. Tên lửa này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo có tầm bắn khoảng 3.000 km ở giai đoạn giữa của hành trinh bay.
HQ-19 cũng có thể được sử dụng để đánh chặn vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Nó cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo mạnh hơn, kể cả tên lửa liên lục địa ở giai đoạn cuối.
Chương trình thử nghiệm không hạn chế bởi năm lần phóng để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo. Rất có thể, hệ thống đang dần tiến đến giai đoạn áp dụng. Trước đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố ước tính, theo đó điều này có thể xảy ra sau năm 2021.
Ý nghĩa chiến lược của việc triển khai hệ thống tên lửa Trung Quốc
Việc triển khai hệ thống này sẽ có ý nghĩa chiến lược quan trọng: rất có thể HQ-19 ngay ở giai đoạn đầu triển khai sẽ có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung của Ấn Độ Agni-II, Agni-III và sau đó cả các phiên bản tên lửa Agni mạnh hơn. Tên lửa Agni-IV và Agni-V sẽ bắt đầu được triển khai trong tương lai gần. Có chú ý đến ưu thế về vũ khí tấn công chiến lược của Trung Quốc, sự xuất hiện của hệ thống này có thể làm giảm giá trị của tiềm năng hạt nhân Ấn Độ và khiến nước này gia tăng đầu tư vào các loại vũ khí tương ứng.
Ngoài ra, như dự kiến, sau năm 2023, Mỹ có thể triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung ở Thái Bình Dương. Chắc là, số lượng của chúng sẽ không tăng quá nhanh do những vấn đề tài chính và khó khăn trong việc tìm kiếm lãnh thổ để triển khai. Vì vậy hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc có thể rất hiệu quả trong việc phòng thủ chống lại các tên lửa Mỹ.