IMF đánh giá sức bền vững của nền kinh tế Nga trong bối cảnh đại dịch

© Sputnik / Alexander Galperin / Chuyển đến kho ảnhCác nhân viên của Hyunday Motor tại nhà máy ở Saint-Peterburg.
Các nhân viên của Hyunday Motor tại nhà máy ở Saint-Peterburg. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng tốc phục hồi vào giữa năm nay, theo báo cáo của Quỹ về LB Nga.
«Đang chờ đợi là sự phục hồi kinh tế hiện tại ​​sẽ tăng tốc vào giữa năm 2021, khi làn sóng thứ hai của đại dịch lui dần, vaccine ngừa COVID-19 được phổ biến rộng còn sản lượng khai thác dầu sẽ dần giảm bớt theo thỏa thuận OPEC +», - báo cáo cho biết.
Đồng rúp Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2021
Bloomberg đưa tin về sự thành công của nền kinh tế Nga trong bối cảnh đại dịch

IMF cho biết thêm rằng nền kinh tế Nga, vốn suy giảm 3,1% trong năm ngoái, bây giờ đã thể hiện khả năng phục hồi tốt hơn nhiều nước khác có nền kinh tế mới nổi. Trong đó, ngay từ tháng 1, Quỹ đánh giá mức suy giảm của nền kinh tế Nga trong năm 2020 là 3,6%.

«Hiện tại chưa có số liệu phân tích của quý I. Các dữ liệu về sản xuất công nghiệp tháng 12 đều tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, cho thấy rằng tầm vóc kinh tế có lẽ không hạ thấp trong quý IV, khác với dự báo trước đây của Quỹ», - IMF nhận xét.

Triển vọng không chắc chắn đối với nền kinh tế Nga

Báo cáo mới của IMF trích dẫn các dự báo về nền kinh tế Nga trong những năm tới, không thay đổi so với những dự báo đã công bố hồi cuối tháng 1. Chẳng hạn, Quỹ cho rằng mức ​​tăng trưởng GDP của LB Nga là 3% vào năm 2021 và 3,9% vào năm 2022.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2020
Putin đánh giá tốc độ suy giảm nền kinh tế Nga do coronavirus

Đồng thời, IMF lưu ý rằng có sự không chắc chắn đáng kể đối với triển vọng của nền kinh tế Nga, kể cả do nguy cơ ảnh hưởng lan tỏa từ các biện pháp cứng rắn ở các nước là đối tác thương mại chính nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch coronavirus.

«Mặt khác, việc Nga có loại vaccine hiệu quả đã giúp giảm nguy cơ kèo dài đại dịch, và có thể từ tác động của sự tin cậy và nhu cầu dồn nén sẽ dẫn đến phục hồi mạnh hơn dự kiến ​​sau khi đại dịch dịu đi. Trong tất cả những điều này việc ứng nghiệm vaccine hiệu quả sẽ là yếu tố then chốt», - IMF kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала