Trước hết, để hình thành phản ứng miễn dịch tốt hơn, nhà khoa học khuyên không nên hoạt động thể chất cường độ cao trong 2 ngày sau khi tiêm phòng.
"Trong cơ thể người chỉ đơn giản là không có đủ glucose và đường để đảm bảo hai quá trình cùng hoạt động tốt", Gintsburg nói.
Điều kiện quan trọng thứ hai, là chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng trong giai đoạn sau khi tiêm. Chuyên gia giải thích việc hình thành kháng thể là một quá trình đòi hỏi nhiều năng lượng, và nếu thiếu các nguồn lực, việc tổng hợp protein cần thiết để hình thành kháng thể có thể gặp khó khăn.
Ngoài ra, Gintsburg khuyên nên hạn chế các thói quen xấu, vì chúng làm giảm một phần tác dụng của việc tiêm chủng.
Vắc xin hiệu quả chống lại COVID-19
Tuần trước, The Lancet công bố kết quả của giai đoạn thứ ba thử nghiệm "Sputnik V" trên các tình nguyện viên. Các nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả ở mức 91,6%. Đồng thời, theo các nhà khoa học từ Trung tâm Gamaleya, vắc-xin này hoàn toàn bảo vệ các trường hợp bị nhiễm COVID-19 nghiêm trọng.