Không quân Việt Nam: L-39NG và Yak-130 trong cùng một đội hình

© Petr Markvart L-39 NG
 L-39 NG - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Đăng ký
Như đã biết, trong giai đoạn 2023-2024, Cộng hòa Séc sẽ cung cấp cho Việt Nam 12 chiếc máy bay L-39NG - phiên bản nâng cấp của L-39 Albatros là máy bay huấn luyện phản lực hai chỗ ngồi, một động cơ.

Nhà sản xuất các máy bay này - AERO Vodochody AEROSPACE – thông báo rằng, đối tác chiến lược của họ - công ty OMNIPOL và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã ký hợp đồng này.

Trong khi đó, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp các máy bay Yak-130 UBS cho Việt Nam. Số lượng giống nhau - 12 chiếc. Việt Nam trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu đặt mua Yak-130. Như vậy, sắp tới trong hàng ngũ Không quân Việt Nam sẽ có hai loại phương tiện bay huấn luyện phản lực - loại máy bay một động cơ được nâng cấp và loại máy bay hai động cơ hoàn toàn mới.

L-39 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2021
Cộng hòa Séc cung cấp cho Việt Nam 12 máy bay L-39NG

Máy bay được nâng cấp và máy bay mới

Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39 được nhiều người biết đến và đã được sử dụng khá lâu trong Không quân Việt Nam để đào tạo phi công chiến đấu. Ngày nay, “phiên bản gốc” của Albatros đã lỗi thời và không còn phù hợp để hoàn thành các nhiệm vụ của nó. Việc đào tạo phi công lái các máy bay chiến đấu thế hệ 4, 4+, 4 ++ là rất khó, và hoàn toàn không thể sử dụng Albatros để đào tạo phi công lái các máy bay thế hệ 5. Ngoài ra, cần phải chú ý đến tốc độ ăn mòn trong khí hậu nhiệt đới. Rõ ràng, ban lãnh đạo quân sự và chính trị của Việt Nam cũng chú ý đến điều này. Vì vậy, họ đã quyết định nâng cấp đội máy bay phản lực huấn luyện của Việt Nam bằng cách mua các máy bay L-39NG một động cơ được hiện đại hóa sâu ở Cộng hòa Séc và mua máy bay huấn luyện chiến đấu hai động cơ Yak-130 ở Nga (đối với Việt Nam, đây là loại máy bay mới).

© Flickr / Anna ZverevaYak-130
Không quân Việt Nam: L-39NG và Yak-130 trong cùng một đội hình - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
Yak-130

Cả L-39NG và Yak-130 đều là những cỗ máy được sản xuất hàng loạt. Cả hai đều là cận âm. Cả hai được cung cấp cho các lực lượng không quân trong nước và xuất khẩu. Các khách hàng nước ngoài đặt mua L-39NG là Không quân Senegal cũng như đội bay phản lực Breitling có trụ sở tại Dijon (Pháp). Bây giờ có cả Việt Nam. Yak-130 có nhiều khách hàng hơn: Belarus, Algeria, Bangladesh, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Các nhà thiết kế Séc đã làm việc chăm chỉ để nâng cấp Albatros lên một cấp độ hiện đại hơn. Xin lưu ý rằng, L-39NG và Yak-130 là hai loại máy bay khác nhau.

Không quân Việt Nam: L-39NG và Yak-130 trong cùng một đội hình - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2021
L-39NG

Yak-130 có những tính năng độc đáo trên tư cách máy bay huấn luyện. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Phó tiến sĩ khoa học quân sự, Đại tá Makar Aksenenko, phi công giàu kinh nghiệm lái máy bay, thu hút sự chú ý đến điều này:

“Mẫu thiết kế, hệ thống điện tử hàng không và hệ thống điều khiển của Yak-130 tạo khả năng “mô phỏng” nhiều loại máy bay khác nhau. Khi bay trên Yak-130, phi công có thể mô phỏng chuyến bay trên một số loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và thứ 5 của cả Nga và nước ngoài. Yak-130 được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại, nhờ đó học viên được huấn luyện không chỉ để trở thành phi công chuyên nghiệp mà còn phi công tiêm kích có khả năng giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu khác nhau. Ngoài ra, các tính năng của Yak-130 cận âm cho phép mô phỏng những "hành vi" của máy trên siêu âm. (Mặc dù "siêu âm" là một chế độ chiến đấu chỉ được sử dụng thỉnh thoảng ngay cả trên các máy bay tiêm kích).

Nhờ các đặc tính này, Yak-130 có thể được sử dụng để đào tạo phi công lái các máy như MiG-35, Su-30, Su-35, Su-57 (Nga), F-15, F-16, F-22, F-35 (Mỹ), Dassault Rafale (Pháp) và Eurofighter Typhoon (EU), giúp sử dụng hợp lý các máy bay này và để dành nguồn lực cho thực chiến. Yak-130 là loại máy bay huấn luyện đa năng, nhờ đó các quốc gia với ngân sách quốc phòng tương đối nhỏ có thể sử dụng nó rất hiệu quả (kể cả về mặt kinh tế).

Hai loại máy bay khác nhau trong một đội hình. Để làm gì?

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga, việc Việt Nam mua phiên bản nâng cấp L-39NG là một bước đi hoàn toàn hợp lý:

Yak-130 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2017
Liệu Việt Nam có quyết định mua mua máy bay huấn luyện Yak-130 thay L-39?
“Theo tôi, điều này hoàn toàn không phải là do Việt Nam muốn “tiết kiệm dầu hỏa vì L-39NG chỉ có một động cơ” (Việt Nam có truyền thống không tiết kiệm khi tiêu cho quân đội). Thứ nhất, việc Việt Nam không muốn bị “ràng buộc” với vũ khí Nga rất có thể nằm trong khuôn khổ Chính sách đối ngoại đa phương hóa, - chuyên gia Makar Aksyonenko lưu ý. - Thứ hai, đó là một động thái hợp lý về mặt kỹ thuật - thay thế L-39 cũ quen thuộc với các nhân viên kỹ thuật máy bay bằng một loại máy bay tương tự hiện đại hơn. Thứ ba, có khả năng sử dụng những chiếc máy bay một động cơ này như máy bay tấn công hạng nhẹ trong các chiến dịch chống du kích khi không có những các hành động đối phó tích cực. Trong trường hợp này, chiếc máy bay không cần mang theo nhiều vũ khí như Yak-130. Và cuối cùng, tôi cho rằng, hợp đồng mua L-39NG cho thấy xu hướng đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ. Nói cách khác, L-39NG sẽ được sử dụng để huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu một động cơ hạng nhẹ, còn Yak-130 - để đào tạo phi công lái các máy bay chiến đấu đa năng hai động cơ hạng nặng. Chẳng hạn như Su-30, Su-35, và trong tương lai có thể là Su-57E”, - chuyên gia Makar Aksenenko kết luận.

Nhân tiện, Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ ý muốn nâng cấp đội máy bay chiến đấu một động cơ, và nhu cầu này đã thực sự chín muồi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала