Tuy nhiên, như nhà báo Sean O'Grady của tờ Independent đã viết, tất cả những điều này vẫn không đảm bảo tầm ảnh hưởng toàn cầu của nước Anh trong tương lai.
London thông báo sẽ vận chuyển lượng vaccine dư thừa đến các nước đang phát triển. Theo quan điểm của tác giả bài viết, còn quá sớm để nói đến chuyện phân phát những liều vaccine «dư thừa» mà trên thực tế chưa điều chế được, và chương trình tiêm chủng vaccine chưa kết thúc.
«Ngoại giao vaccine»
Nhà báo chỉ thấy một lý do để công bố ý định như vậy, đó là hội nghị thượng đỉnh G7 vào ngày thứ Sáu. Nước Anh thời kỳ hậu Brexit cần chứng tỏ vẫn có vị trí quan trọng trên thế giới, và chế phẩm hấp dẫn ngừa coronavirus được kết cấu vào hoạt động «ngoại giao vaccine».
Giống như Trung Quốc và Nga, Anh cũng có thể nhờ sự hỗ trợ của vaccine để tìm kiếm cho mình những bạn bè mới và xây dựng thế lực ảnh hưởng. Bất đồng gần đây của London với Brussels về vaccine có thể khiến việc vận chuyển sản phẩm này đến châu Âu trở thành bất cập. Do vậy, thay vì Bavaria, vaccine sẽ đến Malawi, nhưng khó nói trước là điều gì sẽ diễn ra.
Tác giả bài báo nhận xét rằng, nước Anh hôm nay với đại diện là Boris Johnson đang cố gắng phô trương khả năng. Theo ông, không thể tránh khỏi việc một đất nước có quá khứ đế chế vẫn bảo lưu tâm lý như là một quốc gia tầm thế giới, và sẽ cố gắng hết sức để chứng tỏ mình vẫn đáng giá.
Hội nghị về Biến đổi khí hậu sẽ diễn ra tại Glasgow vào tháng 11, còn tháng 6 sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall. Vương quốc Anh đang cố gắng tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và ký kết hiệp định thương mại với những nền kinh tế mới nổi, trở lại WTO và lo sản xuất vaccine. Tuy nhiên không thể coi tất cả những động thái này là sự đảm bảo cho ảnh hưởng hoặc quyền lực của London trong tương lai, - nhà báo của Independent lưu ý.