Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan

© REUTERS / Eduardo MunozBộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin
Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar Wunna Maung Lwin - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Đăng ký
Đại diện của chính quyền quân sự Myanmar đã tới Thái Lan trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau sự kiện ngày 1 tháng 2. Trong khi đó, động thái “ngoại giao con thoi” của Ngoại trưởng Indonesia khiến cho vai trò của ASEAN được củng cố với tư cách là nền tảng đối thoại mang tính xây dựng với Myanmar.

Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Wunna Maung Lwin (do quân đội Myanmar bổ nhiệm) đã tiến hành cuộc gặp không chính thức tại Bangkok với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-Ocha. Trong tuyên bố với truyền thông địa phương, người đứng đầu chính phủ Thái Lan tuyên bố rằng Myanmar và Thái Lan là hai nước bạn bè và cần lắng nghe lẫn nhau. Ông Prayut Chan-Ocha nói, cả hai nước đều là thành viên ASEAN, do đó việc hợp tác là rất quan trọng, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng ở quốc gia láng giềng sẽ có trật tự và hòa bình. 

© REUTERS / Courtesy of Indonesia's Ministry of Foreign AffairsCuộc gặp giữa ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin và ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai ở Bangkok
Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Cuộc gặp giữa ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi, ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin và ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai ở Bangkok

Myanmar hy vọng vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan, vì hai nước có sự tin cậy giữa các nhà quân sự. Trả lời phỏng vấn Sputnik, bà Elena Fomicheva, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã lưu ý tới điều đó khi bình luận về lý do tại sao Thái Lan là quốc gia đầu tiên mà đại diện mới của chính quyền quân sự Myanmar đến thăm. 

Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2021
Tại sao Hun Sen từ chối bình luận về cuộc đảo chính ở Myanmar?

“Ngoại trưởng Wunna Maung Lwin đến Thái Lan để tìm sự ủng hộ quốc tế mà Myanmar đang cần, bởi vì phương Tây rất không hài lòng với những sự kiện gần đây ở nước này. Thái Lan là nước láng giềng của Myanmar, quốc gia này cũng có truyền thống quân đội tham gia chính sự và lãnh đạo chính phủ. Trong điều kiện như vậy, Myanmar tất nhiên trông chờ vào sự giúp đỡ của Thái Lan. Hiện giờ Myanmar đang cần sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Và Myanmar có thể nhận được sự hỗ trợ đó. Quân đội hai nước có những cuộc tiếp xúc trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể, trong đó có việc cùng kiểm soát các vụ vượt biên của đại diện các nhóm chống chính phủ Myanmar đang tìm cách tị nạn ở Thái Lan. Đây cũng là các vụ người Myanmar vượt biên trái phép để tìm việc làm tại Thái Lan. Cuối cùng là cuộc đấu tranh chung của quân đội chống vận chuyển ma túy và buôn bán ma túy ở biên giới. Hợp tác trong các lĩnh vực này đang phát triển tích cực. Quân nhân hai nước rất hiểu nhau. Những cuộc tiếp xúc gần gũi đã tạo ra bầu không khí tin cậy giữa hai quân đội,” - bà Elena Fomicheva nói.
© AFP 2023 / Lillian SuwanrumphaGia đình người di cư Myanmar xếp hàng để xét nghiệm coronavirus ở Pathum Thani, Thái Lan
Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Gia đình người di cư Myanmar xếp hàng để xét nghiệm coronavirus ở Pathum Thani, Thái Lan

Chuyến thăm bất thành 

Hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi chuẩn bị hội đàm với giới lãnh đạo quân đội Myanmar. Tuy nhiên, chuyến thăm Myanmar của bà đã không diễn ra. Tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Indonesia Teuku Faizasyah giải thích rằng trong bối cảnh những sự kiện đang xảy ra ở Myanmar, đây không phải là thời điểm lý tưởng để đến thăm. 

© REUTERS / Soe Zeya TunCông dân Myanmar trong cuộc biểu tình ở Bangkok, Thái Lan
Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Công dân Myanmar trong cuộc biểu tình ở Bangkok, Thái Lan

Bản thân Ngoại trưởng Indonesia cũng lưu ý rằng việc bà hoãn chuyến công du không làm giảm ý định thiết lập quan hệ với tất cả các bên ở Myanmar. Trong quá trình "ngoại giao con thoi", bà Retno Marsudi đã đến thăm Brunei - nước hiện đang đóng vai trò chủ tịch ASEAN, cũng như Singapore và Thái Lan. Bà sẽ vận động ủng hộ ASEAN tại cuộc họp cấp bộ trưởng không chính thức về Myanmar

© REUTERS / Soe Zeya TunCông dân Myanmar trong cuộc biểu tình ở Bangkok, Thái Lan
Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Công dân Myanmar trong cuộc biểu tình ở Bangkok, Thái Lan

Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Indonesia, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc ủng hộ vai trò thích hợp của ASEAN trong việc giảm thiểu tình hình hiện nay ở Myanmar, và cũng ủng hộ triệu tập cuộc họp không chính thức giữa ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN, tuân thủ nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng hoan nghênh các nỗ lực mạnh mẽ của Indonesia hướng tới sự gắn kết và hợp tác trong đại gia đình ASEAN. 

© REUTERS / Ajeng Dinar UlfianaNgoại trưởng Indonesia Retno Marsudi
Myanmar trông chờ vào sự ủng hộ về mặt tinh thần và chính trị của Thái Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi

Trong bối cảnh Hoa Kỳ, Anh, Canada và một số quốc gia khác áp lệnh trừng phạt mới đối với các quân nhân cấp cao của Myanmar, ASEAN đang thể hiện vai trò nền tảng cho cuộc đối thoại mang tính xây dựng với Myanmar. Trong việc này, ASEAN đương nhiên dựa vào sự hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài của mình. Nhật Bản cũng như Trung Quốc là những đối tác quan trọng của ASEAN và là các nhà tài trợ lớn cho Myanmar. Trong khi đó, Tokyo đang cân nhắc việc đình chỉ các dự án viện trợ cho Myanmar. Hôm thứ Năm, KYODO NEWS dẫn các nguồn chính phủ Nhật Bản đưa tin về điều này. 

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.02.2021
Anh trừng phạt giới quân sự ở Myanmar, và sẽ xem xét lại quan hệ thương mại giữa hai nước

Nhật Bản giữ khoảng cách với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức quân đội Myanmar. Đồng thời, Nhật Bản đã cùng các nước G7 khác lên án các sự kiện ở Myanmar, coi đó là cuộc đảo chính và phản đối việc sử dụng bạo lực đối với những người biểu tình ôn hòa. Tất cả những điều này dường như gây khó khăn cho ASEAN khi dựa vào đối tác Nhật Bản để xây dựng lập trường của mình đối với Myanmar.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала