Venera-D
«Việc tạm ứng kinh phí đã bắt đầu, đủ cho mức thiết kế trong thời gian 2 năm. Trong khuôn khổ thiết kế bộ máy vũ trụ «Venera-D» cũng sẽ thảo luận các dự án tiếp theo của chương trình. Sẽ không phải là một sứ mệnh đơn lẻ, mà là cả chương trình nối tiếp toàn diện», - chuyên gia Zeleny nói.
Trước đó được biết rằng Nga đã khởi động dự án tiền trạm của sứ mệnh «Venera-D». Cuộc phóng dự kiến vào năm 2029. Đây sẽ là thiết bị chế tạo nội địa đầu tiên được gửi lên hành tinh này kể từ năm 1984.
Trạm liên hành tinh tự động «Venera-D» bao gồm các phương tiện quỹ đạo và hạ cánh để nghiên cứu tổng hợp về bầu khí quyển, bề mặt, cấu trúc bên trong và tầng plasma xung quanh hành tinh. Theo kế hoạch trước, đây là dự án chung Nga-Mỹ «Venera-D». Các nghiên cứu với sự tham gia của hai bên đã được xúc tiến từ năm 2013, nhưng đến năm 2014 tạm dừng. Tuy nhiên, năm ngoái «Roskosmos» tuyên bố sẽ thực hiện dự án «như là dự án quốc gia độc lập không thu hút sự tham gia rộng rãi của quốc tế».
«Hiện thời chúng tôi chưa rõ lắm về bối cảnh gắn với tình hình chính trị phức tạp ở nước Mỹ và với ê-kip chính quyền mới của Hoa Kỳ. Chúng tôi đang chờ quyết định và hy vọng sẽ có giải pháp tích cực, rằng đó sẽ là sứ mệnh của Nga với phần tham gia của Hoa Kỳ và có thể thêm cả các nước khác», - ông Zeleny nói.
Đến thời hạn dự định, sẽ phóng lên Sao Kim bộ thiết bị Nga-Pháp trên tàu vũ trụ của Ấn Độ, mà Viện Nghiên cứu Không gian cùng tham gia vào khâu chế tạo. «Như vậy, chúng ta sẽ không trì hoãn nữa, chấm dứt cảnh «xếp chương trình thăm dò sao Kim vào ngăn tủ», và thậm chí dự định tiến hành một số nghiên cứu cho đến năm 2029», - ông Zeleny cho biết.