Tàu chiến Pháp làm gì ở Việt Nam?

© AFP 2023 / Alex de la RosaTàu chiến Pháp, Prairial.
Tàu chiến Pháp, Prairial. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Đăng ký
Sau Mỹ, đến lượt Pháp và EU ngoại giao tàu chiến với Việt Nam. Chuyến thăm của chiến hạm Prairial gửi tín hiệu rõ ràng đến Bắc Kinh – Biển Đông chắc chắn không phải ‘ao làng’ của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các kỹ sư Pháp cũng cần sửa chữa trực thăng quân sự Alouette III ở Việt Nam. Chuyến thăm của tàu hộ vệ Prairial lần này nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội và Paris.

Hải quân Pháp sửa chữa trực thăng quân sự ở Việt Nam

Trung Quốc càng hung hăng thực hiện âm mưu bành trướng ở Biển Đông, Mỹ và các quốc gia lớn ở châu Âu lại càng nỗ lực khẳng định chính sách tự do hàng hải khi liên tục gửi tàu chiến đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ngày 11/3, Đại sứ quán Pháp xác nhận, tàu chiến Pháp Prairial đã cập cảng Cam Ranh, Khánh Hòa với một số sứ mệnh quan trọng.

Tàu  016 Quang Trung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2021
Hải quân Việt Nam lần đầu cử hai tàu chiến uy lực nhất thi Army Games

Cụ thể, theo thông tin từ Trung tá Marc Razafindranaly, Tùy viên Quân sự Pháp tại Việt Nam xác nhận cho biết, chiến hạm Prairial của Hải quân Pháp đã cập cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa và có chuyến thăm “ngoại giao tàu chiến” đến Việt Nam.

Được biết, tàu hộ vệ này của Pháp đậu ở cảng của Việt Nam từ ngày 9-12/3 với nhiều công việc – vừa sửa chữa trực thăng quân sự trên tàu, vừa tăng cường hợp tác quân sự - quốc phòng với Việt Nam. Đồng thời, cường quốc châu Âu này cũng muốn nhắc nhở Trung Quốc nên hành xử đúng mực ở Biển Đông, cần tôn trọng tự do hàng hải, pháp luật quốc tế và chủ quyền của các nước láng giềng có chung tranh chấp.

Về việc Pháp tiến hành sửa chữa trực thăng quân sự tại Việt Nam, Tùy viên Quân sự Marc Razafindranaly thông tin cụ thể cho biết, trực thăng Alouette III gặp sự cố trên tàu Prairial và việc cập cảng Cam Ranh là cơ hội tốt để tiến hành khắc phục các vấn đề cấp thiết.

© AFP 2023 / Fred TanneauTrực thăng quân sự Alouette III
Tàu chiến Pháp làm gì ở Việt Nam? - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Trực thăng quân sự Alouette III
“Chúng tôi cần phải sữa chữa trực thăng quân sự trên tàu Prairial. Với sự giúp đỡ của phía Việt Nam, chúng tôi đã mời được đội ngũ cán bộ kỹ sư từ Pháp sang đây và tiến hành sửa trực thăng ngay trên chiến hạm”, Trung tá Marc Razafindranaly nhấn mạnh.

Theo lịch trình phía Pháp công bố, tàu hộ vệ Prairial rời cảng tại thành phố Papeete trên đảo Tahiti (nơi nổi tiếng với ngọc trai đen của Pháp), Polynesie ngày 15/1. Trước khi đến Việt Nam, chiến hạm này đã có điểm dừng kỹ thuật tại cảng Hải quân Nhật Bản Sasebo, thuộc tỉnh Nagasaki và lưu lại đó trong 4 ngày.

Trung tá Marc Razafindranaly khẳng định, thủy thủ đoàn tàu Prairial chưa hề lên bờ lần nào trước khi đặt chân tới Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2021
Dõi theo tàu chiến Pháp: Trung Quốc phản đối gia tăng hiện diện quân sự các nước khác trong vùng biển Đông

Vị tùy viên quân sự cho biết, khi tới cảng Cam Ranh, các thủy thủ đã trải qua 14 ngày cách ly tại thành phố Sasebo, Nhật Bản.

“Thủy thủ trên tàu không lên bờ trong thời gian cách ly này. Khi đến Việt Nam, thủy thủ đoàn tàu Prairial rất vui mừng khi được lên bờ nghỉ ngơi sau gần hai tháng dài trải qua trên biển”, Trung tá Marc Razafindranaly nói.

Chuyến thăm đến Việt Nam lần này, ngoài việc sửa chữa trực thăng, cho đoàn thủy thủ lên bờ nghỉ ngơi, tham quan Cam Ranh, theo lời của Tùy viên Quân sự Pháp, đây còn là cơ hội để thử nghiệm, đánh giá năng lực hàng hải, khả năng hiệp đồng tác chiến của Hải quân Pháp trong điều kiện dịch bệnh do coronavirus gây ra như hiện nay.

Theo Trung tá Marc Razafindranaly, thử nghiệm này đã thành công. Hải quân Pháp vẫn duy trì được nền tảng sức mạnh và tinh thần sẵn sàng phối hợp với lực lượng hải quân các nước trong hoạt động tập trận, huấn luyện quân sự trên biển.

Tháng trước đó, cuộc tập trận chung ba bên giữa Pháp – Nhật Bản – Mỹ cũng đã diễn ra.

Tàu chiến Pháp thăm Việt Nam: Biển Đông không phải ao làng của Trung Quốc

Ngày 11/3, trao đổi với báo chí, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Nicolas Warnery cho biết, chuyến thăm của chiến hạm Prairial được đánh giá là sự kiện rất quan trọng của Pháp ở Việt Nam trong năm nay.

“Như các bạn đã biết, Pháp là nước hết sức quan tâm tới việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, đặc biệt về vấn đề tự do hàng hải và hàng không trong điều kiện như hiện nay”, Đại sứ Nicolas Warnery nêu rõ.

Đại sứ Nicolas Warnery cũng đặc biệt nhấn mạnh việc Pháp có chung quan điểm, lập trường về tự do hàng hải, đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tránh những xung đột, lối hành xử hung hăng, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế và làm phức tạp thêm tình hình khu vực.

“Bên cạnh chuyến thăm của tàu Hải quân Pháp lần này, chúng tôi cũng muốn đưa ra thông điệp ủng hộ quan điểm của Việt Nam, giống như quan điểm của Pháp, luôn ủng hộ tự do hàng hải và hàng không”, đại sứ Warnery nói.

Đặc biệt, Đại sứ quán Pháp cũng tái khẳng định, chuyến thăm của chiến hạm Prairial lần này nằm trong khổ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Pháp.

Tàu ngầm hạt nhân Émeraude. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2021
Tàu chiến ở Biển Đông có phục vụ cho lợi ích của công dân Pháp hay chăng? Nếu như Jean-Paul Sartre còn sống…
Đồng thời, việc Pháp điều tàu Prairial đến Biển Đông, ghé thăm Việt Nam, cũng phản ánh lập trường của quốc gia này về tự do hàng hải và hàng không.

Từ tuyên bố của Đại sứ Pháp có thể thấy, chuyến ngoại giao tàu chiến của hộ vệ hạm Prairial thực sự là thông điệp gửi tới chính quyền Bắc Kinh – Biển Đông không phải “ao làng” của Trung Quốc. Mỹ, EU, ASEAN và cụ thể ở đây là Pháp cùng với dư luận quốc tế sẽ không bao giờ để chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình “tạo sự đã rồi”, độc chiếm toàn bộ Biển Đông.

Hồi tháng 12/2020, tàu ngầm hạt nhân Emeraude của Pháp đã tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm, với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John McCain của Mỹ và tàu sân bay trực thăng Hyuga của Hải quân Nhật Bản ở vùng biển Philippines.

Chỉ huy Sư đoàn Hộ tống số 3 của Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản Shingo Hamasaki nhấn mạnh, cuộc tập trận 3 bên này với Hải quân Hoa Kỳ và lực lượng Hải quân Pháp không chỉ phát triển các kỹ năng chiến thuật mà còn góp phần xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mởi, an toàn.

Cũng như Mỹ và các quốc gia EU khác như Anh, Đức, Pháp luôn coi việc Trung Quốc tăng cường gia tăng ảnh hưởng trong khu vực là vấn đề đáng lo ngại, nhất là yếu tố địa chính trị trong bàn cờ thế giới ngày nay.

Việt Nam nói gì khi Pháp và EU tăng cường điều tàu chiến đến Biển Đông?

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, chiều 11/3, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã nêu phản ứng của Việt Nam trước việc, Anh, Pháp, Đức, các cường quốc châu Âu liên tục tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông.

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2021
Vũ khí trang bị hiện đại của quân đội Việt Nam: máy bay chiến đấu và tàu chiến

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, việc duy trì hòa bình ổn định, trật tự, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

“Hoạt động của các quốc gia ở Biển Đông cần phải đóng góp vào mục tiêu chung này”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Có thể thấy, việc Pháp “ngoại giao tàu chiến” với Việt Nam và các nước như Mỹ, EU tăng cường hiện diện ở Biển Đông, đặc biệt là các khu vực quần đảo tranh chấp như Trường Sa, Hoàng Sa cho thấy, trong khi duy trì mục tiêu tuân thủ và tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, những cường quốc này thực sự coi lối hành xử hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đến an ninh, hòa bình khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.

Đồng thời, cũng như Việt Nam, các bên muốn cộng đồng quốc tế ủng hộ chính sách duy trì hòa bình ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền của nhau, để khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự “cởi mở, tự do và phồn thịnh”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала