Việc triển khai tên lửa Mỹ trên chuỗi đảo thứ nhất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu vực

Tên lửa THAAD - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Đăng ký
Truyền thông đưa tin, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Mỹ xin cấp 4,68 tỷ USD cho năm tài chính 2022 để thực hiện chương trình kiềm chế Trung Quốc.

Kế hoạch chi tiêu mới nhằm tăng cường khả năng đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, trong đó có việc triển khai các hệ thống vũ khí trên chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai ở phía Tây Thái Bình Dương. Trong bài bình luận cho Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét rằng, việc thực hiện kế hoạch này của Mỹ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho chính trị khu vực.

THAAD  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2020
Mỹ báo cho Nga về ý định triển khai tên lửa ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Hoa Kỳ có kế hoạch thiết lập mạng lưới tên lửa tầm trung trên chuỗi đảo thứ nhất và xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên chuỗi đảo thứ hai. Quyết định này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc sẽ sử dụng các công cụ ảnh hưởng kinh tế, trong khi Hoa Kỳ có thể dựa vào các công cụ ảnh hưởng chính trị và quân sự. Kế hoạch này cũng có thể khiến Trung Quốc gia tăng số lượng vũ khí hạt nhân chiến lược và kích động Bắc Kinh hành động tích cực hơn ở các vùng biển lân cận.

Việc triển khai các tên lửa chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, đặc biệt là các tên lửa hành trình được phóng từ mặt đất và các tên lửa đạn đạo tầm trung mang thiết bị lướt siêu vượt âm, trên chuỗi đảo thứ nhất đòi hỏi phải tạo ra một cơ sở hạ tầng bao gồm các căn cứ tên lửa.

Ngoài các căn cứ, nơi các hệ thống tên lửa di động sẽ được bố trí, cần phải tạo ra các khu vực tuần tra và các vị trí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và phóng tên lửa. Những kinh nghiệm của Nga trong lĩnh vực sử dụng các hệ thống tên lửa di động cho thấy rằng, các căn cứ như vậy chiếm diện tích rất lớn. Nếu không, rất khó để đảm bảo bí mật của chúng, mà đây là biện pháp bảo vệ duy nhất của các hệ thống như vậy.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp của Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2020
Nga sẽ có hành động đáp trả việc triển khai tên lửa của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Việc bố trí các hệ thống tên lửa di động làm nhiệm vụ ngăn chặn CHND Trung Hoa sẽ đòi hỏi phải chiếm những vùng đất lớn, nhưng, ở đây có thể xuất hiện những vấn đề trong quá trình nhận sự chấp thuận chính trị về việc triển khai các căn cứ, đặc biệt là ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai quốc gia này đang gặp phải vấn đề quá tải dân số nghiêm trọng và giá đất tăng cao. Sẽ rất khó tìm kiếm những khu đất để bố trí các tên lửa. Nghiêm trọng hơn nữa sẽ là vấn đề phản kháng từ cư dân địa phương, những người mà tài sản của họ có thể mất giá nghiêm trọng nếu ở gần căn cứ quân sự.

Tên lửa có thể được triển khai ở đâu?

Trong trường hợp của Nhật Bản, địa điểm tiềm năng để triển khai hệ thống tên lửa là những hòn đảo xa xôi ở phía Nam Nhật Bản với rất ít hoặc không có dân cư. Nhưng, ngay cả trong trường hợp này sẽ có vấn đề đảm bảo đủ bí mật cho các hệ thống tên lửa. Có lẽ người Mỹ sẽ cố gắng giải quyết phần nào vấn đề bảo đảm an toàn bằng cách triển khai một hệ thống phòng không và chống tên lửa mạnh mẽ trên các đảo.

© Ảnh : U.S. Missile Defense AgencyTên lửa THAAD.
Việc triển khai tên lửa Mỹ trên chuỗi đảo thứ nhất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho khu vực - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Tên lửa THAAD.

Ngoài ra, còn có một vấn đề lớn là Nhật Bản chưa sẵn sàng trả giá quá đắt cho việc triển khai các hệ thống tên lửa Mỹ. Kinh nghiệm triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc cho thấy rằng, đáp trả những hành động đó, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng các biện pháp gây sức ép kinh tế và chính trị vô cùng đau đớn. Có vẻ như ở thời điểm hiện tại Nhật Bản chưa sẵn sàng thực hiện bước đi như vậy. Tuy nhiên, đến năm 2025, khi kế hoạch triển khai tên lửa Mỹ sẽ được xây dựng chi tiết hơn ở cấp độ thực hiện, tình hình có thể thay đổi.

 Lực lượng vũ trang Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.02.2021
Philippines yêu cầu Mỹ tăng viện trợ quân sự để duy trì thỏa thuận quốc phòng

Một địa điểm khác để triển khai hệ thống tên lửa có thể là Philippines, quốc gia có diện tích rộng lớn với giá đất thấp hơn và dân số nghèo hơn. Song, sau khi ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền, Manila thực thi chính sách đối ngoại đa vector và chưa sẵn sàng tiếp nhận hệ thống vũ khí gây bất ổn của Mỹ. Nhưng, tình hình ở đây cũng có thể thay đổi sau một vài năm, và Hoa Kỳ sẽ nỗ lực đáng kể để đạt được mục tiêu này.

Nếu Mỹ triển khai các tên lửa, Trung Quốc sẽ cố gắng đáp trả động thái này bằng cách tăng đáng kể số lượng tên lửa tầm trung chĩa mũi nhọn vào các căn cứ Mỹ trong khu vực. Đồng thời, Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực bảo vệ các tên lửa ICBM của họ. Do đó, việc triển khai các tên lửa tầm trung trên các đảo, hoặc thậm chí thảo luận về kế hoạch này, có thể khiến Trung Quốc gia tăng kho vũ khí hạt nhân, chủ yếu là ICBM di động và tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân.

Do đó, châu Á có thể bước vào kỷ nguyên “ngoại giao tên lửa”, gợi nhớ đến tình hình châu Âu trong thời Chiến tranh Lạnh. Đồng thời, yếu tố tên lửa có thể trở thành chất xúc tác cho sự phân mảnh trong khu vực không chỉ trong lĩnh vực chính trị và an ninh, mà còn trong lĩnh vực quan hệ kinh tế và nhân đạo.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала