Tướng Vịnh nêu lý do vì sao Việt Nam tiến cử sĩ quan đi làm việc ở LHQ

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Đăng ký
Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, với năng lực và kinh nghiệm, Bộ Quốc phòng đang nghiên cứu gửi sĩ quan đi làm giáo viên tập huấn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của EU. Việt Nam cũng tạo điều kiện thúc đẩy sĩ quan ứng cử vào các vị trí công tác tại trụ sở LHQ.

Về sứ mệnh gìn giữ hòa bình, theo Thượng tướng Vịnh, đội công binh với gần 300 người và hàng nghìn tấn trang bị của Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng lên đường. Bộ Quốc phòng cũng có thể gửi quân sang một số địa bàn, quốc gia khác để màu cờ Việt Nam phủ rộng hơn trên bản đồ thế giới.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay, việc LHQ đề nghị Việt Nam lập bệnh viện dã chiến cấp 2 chuyên xét nghiệm Covid-19 và cơ sở điều trị cấp cao chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19 là nhân viên gìn giữ hòa bình LHQ thể hiện sự tín nhiệm rất lớn đối với Việt Nam.

Sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam

Hà Nội ngày càng được tín nhiệm. Uy tín, vị thế đất nước của Việt Nam ngày càng tăng cao, trong đó có đóng góp của lĩnh vực đối ngoại Quốc phòng.

 Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trao Quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Trần Đức Hưởng đi thực hiện nhiệm vụ tại Trụ sở Liên hợp quốc (tại New York, Hoa Kỳ). - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2021
Việt Nam có sĩ quan Quân đội thứ hai làm ở Liên Hợp Quốc

Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị, đối ngoại quân sự hàng đầu dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tạo nên thách thức “phi truyền thống”.

Bên cạnh vấn đề Biển Đông, hợp tác “gắn kết và chủ động thích ứng” với vai trò điều phối, dẫn dắt, tạo khối đoàn kết trong ASEAN, Việt Nam còn tham gia tích cực và đạt nhiều thành tựu trong công tác gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Được biết, tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một trong những nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước Việt Nam giao cho Quân đội và đã được tiến hành hơn 6 năm qua. Theo đó, từ tháng 6/2014 đến nay, Việt Nam đã cử 180 lượt cán bộ, nhân viên thuộc Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ cao cả này.

Chính quyền Hà Nội và Bộ Quốc phòng xác định, việc tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là một trong những chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Như Sputnik Việt Nam đã dẫn phát biểu gần đây của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan đến vấn đề này cho biết, việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là cam kết nghiêm túc và lâu dài của Hà Nội nhằm đóng góp vào công cuộc gìn giữ và kiến tạo hòa bình trên thế giới.

“Sứ mệnh này cũng góp phần nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế khi thể hiện chúng ta (Việt Nam – PV) là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các nghĩa vụ của một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Việt Nam hiện bố trí lực lượng, đơn vị triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ như ở Cộng Hòa Trung Phi, Nam Sudan và Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên Hợp Quốc.

Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.01.2020
Việt Nam bắt đầu các hoạt động trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ

Các sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia đảm nhiệm nhiều trọng trách từ vị trí quan sát viên, các sĩ quan tham mưu, phân tích tình báo đến công tác hậu cần, đảm bảo, trang bị, tập huấn, huấn luyện. Được sự tín nhiệm và tin cậy cao của đồng nghiệp nước ngoài, chính quyền và người dân các nước sở tại.

Thời gian qua, đóng góp của các sĩ quan Việt Nam vẫn luôn được ghi nhận. Các chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ, được Liên Hợp Quốc đánh giá cao.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, việc đại diện Quân đội Việt Nam thể hiện tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại các Phái bộ Gìn giữ hòa bình LHQ góp phần khẳng định vai trò của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.

Các chương trình thuộc sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ra đời từ năm 1948. Thời điểm đó, Liên Hợp Quốc giao đã giao cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập cơ chế đặc biệt này dưới hình thức các Phái bộ nhằm mục tiêu tạo điều kiện chấm dứt các cuộc xung đột, điều phối, ổn định tình hình và xây dựng hòa bình, khắc phục hậu quả.

Cơ chế này hoạt động thông qua việc triển khai các lực lượng do các nước thành viên đóng góp đặt dưới sự chỉ huy, điều hành của Liên Hợp Quốc.

Dịch Covid-19 phức tạp, Việt Nam có dừng sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ?

Theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, liên quan đến tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và chưa thể hoàn toàn được kiểm soát, có thực tế rằng nhiều nước cân nhắc việc có nên gửi thêm lực lượng quân đội đảm nhận tiếp sứ mệnh gìn giữ hòa bình LHQ hay không và nếu đi thì sẽ cửu những lực lượng nào, Phái bộ nào.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2020
LHQ tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên chiến thắng Covid-19?

Tuy nhiên, theo lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này với tâm thế giữ cam kết lâu dài với LHQ. Trong cuộc phỏng vấn với VnExpress, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nêu ra hai nguyên nhân vì sao Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục gửi quân đến các Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ.

“Việt Nam vẫn tiếp tục gửi quân đi vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, chúng ta đặt cho mình nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình trên cơ sở kế hoạch dài hạn đã được cam kết với Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta tự tin và đảm bảo rằng lực lượng đi làm nhiệm vụ sẽ phòng và chống được Covid-19”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Theo đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, trước khi cam kết với LHQ đã có tính toán đến những trường hợp bất thường và phương hướng giải quyết.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng thông tin, trong hơn một năm qua, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 2 của Việt Nam ở Nam Sudan với hơn 60 y bác sĩ cùng rất nhiều sĩ quan làm việc trong tâm dịch của Châu Phi nhưng vẫn giữ được sức khỏe tốt.

“Bí quyết để bộ đội Việt Nam làm được như vậy chính là nhờ thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Chính phủ, ở Nam Sudan cũng như ở trong nước”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định.

Theo lời của Tướng Vịnh, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trước đó cũng đã có đề nghị Việt Nam lập bệnh viện dã chiến cấp 2 chuyên xét nghiệm Covid-19 ở Châu Phi, tuy nhiên, Hà Nội hiện cân nhắc chưa làm.

Ngoài ra, LHQ cũng đưa ra đề xuất Việt Nam lập bệnh viện cấp cao tại Việt Nam chuyên chữa cho các bệnh nhân Covid-19, là nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, tuy nhiên, Hà Nội cũng chưa thể thực hiện do điều kiện chưa cho phép.

Tướng Vịnh khẳng định, những đề nghị, yêu cầu của LHQ như đã nêu ở trên thể hiện “sự tín nhiệm rất lớn của Liên Hợp Quốc với Việt Nam”.

Việt Nam sẽ cử tiếp những lực lượng nào đi gìn giữ hòa bình ở LHQ?

Tướng Vịnh thông tin cho biết, đến cuối tháng 3, bên cạnh Trung tá Trần Đức Hưởng lên đường trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York công tác tại Cục Hoạt động hòa bình, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam cũng sẽ lên đường sang Nam Sudan tiếp quản nhiệm vụ.

Đây là các đồng chí sẽ đảm trách nhiêm vụ thời gian tới thay cho lực lượng hiện đang phục vụ tại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đã hoàn thành nhiệm kỳ.

Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc Kelly Craft - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2020
Tại LHQ, Mỹ chỉ trích Việt Nam và các nước khác chi ngân sách ít ỏi cho cuộc chiến chống đại dịch

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, hiện cũng có một số ý kiến cho rằng nên tiếp tục duy trì bệnh viện cấp 2 số 2 và chưa triển khai 2 số 3 sang thay thế vì đại dịch Covid-19 đang phức tạp.

Ngoài ra, nhiệm kỳ công tác của bệnh viện 2 số 2 hiện đã kéo dài hơn 4 tháng so với quy định, nhưng Tướng Vịnh khẳng định, không ai từ chối nhiệm vụ hay tỏ ra dao động.

“Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng và tổ công tác liên ngành chúng tôi đã báo cáo cấp trên, thấy rằng đã đến lúc phải đưa lực lượng này về. Nguyên nhân là thời gian làm nhiệm vụ dài, cường độ công việc lớn, sức khỏe và sự chịu đựng của đội ngũ y bác sĩ cũng có mức độ”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh bày tỏ.

Bên cạnh đó, theo đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam, điều đáng lưu ý là hiện vật tư y tế, vật tư đảm bảo của bệnh viện hiện không còn.

Tướng Vịnh lý giải thêm, thời gian qua, cả thế giới đều rơi vào tình trạng ngừng trệ về vận tải hàng không, Việt Nam chỉ có thể chuyển sang Nam Sudan được một ít thuốc men thông qua hành lý của các sĩ quan sang trả phép.

Tuy nhiên, số lượng thuốc men, vật tư này cũng chỉ là những loại thuốc hạn chế, trong khi vật tư y tế cho một bệnh viện rất phức tạp và cần rất nhiều. Do đó, việc tiếp tục cử lực lượng cho Bệnh viện dã chiến số 3 đi gìn giữ hòa bình ở LHQ là cần thiết.

“Chúng ta hạ quyết tâm cho bệnh viện số 3 lên đường trong bối cảnh Covid-19 ở châu Phi vẫn đang rất nặng nề. Dù vậy, không một thành viên nào của bệnh viện tỏ ra ngần ngừ hoặc từ chối nhiệm vụ mà đều sẵn sàng lên đường với quyết tâm cao”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Theo Thứ trưởng Quốc phòng, hiện Đội Công binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân số gần 300 người và hàng nghìn tấn trang bị cũng đã được chuẩn bị tốt, sẵn sàng lên đường đi đảm nhiệm sứ mệnh thiêng liêng này.

Việt Nam tiếp tục thúc đẩy sĩ quan ứng cử vào các vị trí làm việc ở LHQ

Theo chia sẻ của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, việc Việt Nam cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 đi làm nhiệm vụ ngoài chính sách của Bộ Quốc phòng thì còn phụ thuộc vào yêu cầu của Liên Hợp Quốc.

Theo thông tin từ Tướng Vịnh, Ban Tổng thư ký Liên Hợp Quốc có đề nghị Việt Nam duy trì ổn định bệnh viện dã chiến cấp 2 ít nhất 5 năm nữa. Điều này đã thể hiện rất rõ vai trò và hiệu quả hoạt động của các bệnh viện dã chiến và lực lượng đại diện Quân đội Việt Nam.

Liên Hợp Quốc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.01.2021
Việt Nam kêu gọi LHQ phát huy vai trò lãnh đạo trong ứng phó dịch Covid-19

Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, riêng đối với lực lượng sĩ quan tham mưu, Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu mở rộng địa bàn cử quân đi. Ông đặc biệt nhấn mạnh, quân số lực lượng có thể không tăng nhưng sẽ tăng số quốc gia.

“Hiện nay ta có quân ở Trung Phi và Nam Sudan, sắp tới chúng ta có thể gửi quân sang một số địa bàn khác để màu cờ Việt Nam phủ rộng hơn trên bản đồ thế giới”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ.

Đặc biệt, với kinh nghiệm phong phú và hữu ích của mình, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng cho biết, Hà Nội dự định gửi sĩ quan đi tập huấn cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ.

“Chúng tôi cũng đang nghiên cứu gửi sĩ quan đi làm giáo viên, tập huấn cho các lực lượng gìn giữ hòa bình của EU về kinh nghiệm gìn giữ hòa bình”, tướng Vịnh cho hay.

Ngoài ra, Thứ trưởng Quốc phòng cũng không hề giấu giếm kế hoạch Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy ứng cử viên vào nhiều vị trí quan trọng ở LHQ.

“Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy việc sĩ quan ứng thí vào các vị trí làm việc tại trụ sở Liên Hợp Quốc”, Tướng Vịnh khẳng định.

Việc Việt Nam có sĩ quan trúng tuyển vào cơ quan tham mưu chiến lược của LHQ cũng khẳng định trình độ, năng lực của quân nhân Việt Nam trong các môi trường làm việc quốc tế.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với các sỹ quan.
Tướng Vịnh nêu lý do vì sao Việt Nam tiến cử sĩ quan đi làm việc ở LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với các sỹ quan.

Như Sputnik Việt Nam đã thông tin, hôm 12/3 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ trao quyết định của Chủ tịch nước cho Trung tá Trần Đức Hưởng, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đi thực hiện nhiệm vụ là Sĩ quan Tham mưu Kế hoạch, Phòng Kế hoạch quân sự, Văn phòng các Vấn đề quân sự, Cục Hoạt động hòa bình tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Hoa Kỳ).

Nói thêm về vấn đề này, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh bổ sung thêm cho biết, chủ trương đưa cán bộ vào các cơ quan Liên Hợp Quốc đã có từ 25 năm qua. Chính phủ và các Bộ, ban ngành có hỗ trợ nhưng vào được hay không là do chính sự nỗ lực của các sĩ quan. Đồng thời, đây cũng là kết quả của việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong những năm qua.

“Khi các sĩ quan Việt Nam vào được cơ quan tham mưu cao nhất của Liên Hợp Quốc, ở đó sẽ xuất hiện bộ quân phục của Quân đội nhân dân Việt Nam, sẽ có mặt của sĩ quan Việt Nam. Chúng ta phục vụ cho các nhiệm vụ chung của Liên Hợp Quốc, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc mình”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Tướng Vịnh cho rằng, trong bối cảnh môi trường quốc tế như hiện nay, đây là điều rất tốt cho hoạt động gìn giữ hòa bình, cũng như cho các hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam cũng như quân đội.

Chuyên nghiệp hóa lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam

Điểm đáng chú ý trong những thông tin mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nêu, đó là việc chuyên nghiệp hóa lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ của Việt Nam.

Theo Tướng Vịnh, Bộ đã đã nhiều lần đón các sĩ quan đi làm nhiệm vụ ở châu Phi trong đội hình gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc về nước.

Hội đồng Bảo an LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2021
Việt Nam tham gia ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025

Cứ mỗi lần như thế, Bộ Quốc phòng đều thấy nhận thức, tầm nhìn của các sĩ quan ngày càng phát triển.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, các sĩ quan Việt Nam không chỉ hoàn thành tốt "nhiệm vụ kép" của Liên Hợp Quốc và Quân đội giao phó, mỗi cán bộ, chiến sĩ còn nêu gương sáng trong môi trường quốc tế.

Tuy nhiên, với tư cách một vị tướng lĩnh, người vô cùng tâm huyết với hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh mong muốn rằng Việt Nam sẽ có lực lượng chuyên nghiệp hơn và công tác này được duy trì thường xuyên.

“Trong tương lai, tôi muốn hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc của Việt Nam trở nên chuyên nghiệp, là một nội dung, mặt công tác thường xuyên của Quân đội, chứ không còn là đặc biệt”, tướng Vịnh nói.

Ông cho rằng, những người đi làm nhiệm vụ không cần phải làm lễ xuất quân nữa mà sẽ là chuyến công tác nơi xa, như đi công tác ở biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó, Tướng Vịnh cũng bày tỏ nguyện vọng về việc sớm thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

“Tôi cũng hy vọng, Việt Nam sẽ sớm thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương, là nơi huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực của các lực lượng như công binh, quân y, ngoại ngữ, pháp luật, phụ nữ tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kết luận.

Như chính bản thân Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, nhiệm vụ và mục tiêu của đối ngoại quốc phòng là xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột, bảo vệ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, từ đó bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam.

Bên cạnh đó là thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng quân đội, tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia, sứ mệnh gìn giữ hòa bình được đánh giá tạo điều kiện cho Bộ Quốc phòng Việt Nam hoàn thành một trong những mục tiêu đối ngoại quốc phòng, vị thế, uy tín quốc gia và hình ảnh người lính Bộ đội Cụ Hồ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế này càng được nâng lên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала