Các quân nhân (không chỉ người Nga) sử dụng những dụng cụ ăn uống nào? Chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Quân đội Nga đang thử nghiệm bộ dụng cụ dã ngoại mới. Nó được làm gần như hoàn toàn bằng nhựa bền có tính trơ về mặt hoá học và không dẫn nhiệt. Bộ dụng cụ bao gồm một hộp gia vị, thìa, nĩa và dao kết hợp, hai hộp đựng có kích thước khác nhau (cho món súp và đồ uống), một bình và một đĩa hình chữ nhật cho món nóng thứ hai. Chỉ có chiếc nồi nhỏ để hâm nóng thức ăn từ "khẩu phần khô" được làm bằng nhôm. Ưu điểm của bộ dụng cụ mới là trọng lượng nhẹ và thực tế là nó không gây tiếng ồn. Vì vậy, rất có thể chẳng bao lâu nữa chiếc nồi và bình tông bằng nhôm truyền thống sẽ được “xuất ngũ”.
Còn những đội quân khác thì sao?
Hoa Kỳ. Quân đội Mỹ trong một thời gian khá dài sử dụng bộ dụng cụ dã ngoại bao gồm một chảo gấp hình bầu dục và một đĩa (chia thành 2 ngăn hoặc một ngăn) làm bằng thép không gỉ, cũng như bình tông bằng nhựa hình thuôn dài và bình tông bằng nhôm có tay cầm gấp. Bình tông nhôm có thể được sử dụng như cốc hoặc ấm đun nước mini được đặt bên cạnh ngọn lửa, nhưng không được đặt vào bếp lửa trại. Binh sĩ thường nhét chiếc bình này vào một túi vải. Trong chảo rán, binh sĩ có thể làm nóng thực phẩm đóng hộp, luôn có mỡ, tốt nhất là không đun trên lửa mà phải đun trên than.
Thụy Điển. Đất nước này không tham chiến trong một thời gian dài, nhưng, do phải sống trong khí hậu khá khắc nghiệt, những người Scandinavi có thái độ rất nghiêm túc đến những dụng cụ dã chiến. Đây là một nhà bếp cỡ nhỏ: một ấm đun nước, một cái chảo có nắp đậy, một tấm kính chắn gió, một đèn cồn và một bình đựng nhiên liệu lỏng (không nhất thiết phải là cồn). Trước đây, người Thụy Điển đã làm các dụng cụ dã ngoại bằng thép không gỉ. Bây giờ họ sử dụng nhôm nhẹ hơn và dẫn nhiệt tốt hơn, và bình nhiên liệu được làm bằng nhựa.
Vương quốc Anh. Dụng cụ nấu ăn đã ngoại của Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Anh là bộ bát hầm hình chữ nhật làm bằng nhôm với tay cầm bằng thanh thép. Tuy nhiên, cũng có một bộ đặc biệt - BCB Crusader Cooker. Nó bao gồm: một bình nhựa tròn màu đen có nắp vặn và cốc có nắp, một nồi bằng thép không gỉ có dung tích lớn và một giá ba chân treo nồi sử dụng viên nhiên liệu khô hoặc những mảnh gỗ nhỏ. Bộ dụng cụ đựng trong túi vải có khóa.
Nước Pháp. Ngay cả trước Thế chiến thứ hai, binh lính Pháp đã có bộ dụng cụ ăn uống đơn giản và thiết thực làm bằng nhôm. Chiếc nồi hình chữ nhật với chiếc bát có nắp đậy kín chứa đĩa hình chữ nhật, cốc hình bầu dục, thìa và nĩa. Vào những năm 1950, bộ dụng cụ này được thay thế bằng bộ hai chảo hình chữ nhật và một chảo rán hình chữ nhật có tay cầm gấp. Tất cả các dụng cụ được lồng vào nhau một trong một ngoài và được bảo vệ bằng khóa chảo. Trong thiết bị dã chiến của một người lính có cả dao kéo kết hợp (Couteau bivouac de l'Armée Française) với nĩa, thìa có thể tháo rời, dao gấp và đồ mở hộp. Tất nhiên, có cả chiếc vặn nút chai.
Nước Đức. Bộ dụng cụ dã chiến dành cho quân nhân Bundeswehr được thiết kế một cách hợp lý. Bình nhôm có nắp vặn được giấu trong hộp có khóa. Nắp của hộp đựng là chiếc bát nhỏ có tay cầm gấp. Phần dưới là chiếc nồi để hâm nóng thức ăn trên bếp cồn. Tuy nhiên, theo nguồn tin mở, người Đức vẫn sử dụng những chiếc nồi dã chiến mẫu năm 1934. Họ bổ sung cho nó dụng cụ thứ ba - chiếc bát bên trong nồi chính. Những người lính ăn bằng dao kéo kết hợp. Cơ sở của nó là dụng cụ mở đồ hộp, trong các rãnh của tay cầm có con dao (với lưỡi hướng vào bên trong), một cái nĩa và một cái thìa.
Trung Quốc. Binh sĩ PLA sử dụng hai loại bộ dụng cụ nấu ăn dã ngoại. Bộ dụng cụ "Type 05" là hiện đại hơn. Nó được làm bằng thép không gỉ và bao gồm bốn đồ hình chữ nhật và hình tròn: ấm đun nước có tay cầm gấp, bát, nắp brazier, giá ba chân treo nồi, cũng như các dụng cụ khá châu Âu: bộ dao muỗng nĩa gấp. (Mặc dù binh lính thích dùng đũa hơn.) Bộ dụng cụ này gấp gọn bỏ túi khi thực hiện các hoạt động dã ngoại. Tuy nhiên, bộ dụng cụ "Type 07" cũng được sử dụng tích cực - chiếc nồi hình quả dưa rất giống dụng cụ của Liên Xô hoặc Đức. Chiếc nồi này chỉ để ăn.