Đây là quan điểm của ông Alexander Kamkin, cộng tác viên chính tại Trung tâm Nghiên cứu Đức của Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
"Người Mỹ sẽ không định giảm bớt áp lực trừng phạt, và trên thực tế, việc dừng dự án (“Dòng chảy phương Bắc - 2“) là một trong những nền tảng trong chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Biden. Ở đây chúng ta quan sát thấy sự nhất quán. Tất nhiên, vấn đề này là điểm bất đồng hoặc điểm. Đức đang cố gắng hết sức để bảo vệ quyền của mình trong việc thực hiện dự án này... Nhưng nguy cơ của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ chính là ở tính chất ngoài lãnh thổ, do đó, việc Mỹ gia tăng áp lực có thể kéo theo tình trạng một số công ty tiếp tục rút khỏi liên danh, điều mà chúng ta quan sát thấy trong những năm gần đây và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ thực hiện dự án”, - vị chuyên gia này nói.
Về vấn đề này, người đối thoại của hãng tin không loại trừ rằng Đức sẽ cố gắng tìm kiếm các thỏa hiệp và nhượng bộ với người Mỹ, vì việc ngừng dự án sẽ không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho tất cả những người tham gia mà còn kéo theo "chi phí quá lớn về uy tín"cho Đức.
Theo chuyên gia này, vẫn rất khó để dự đoán về những nhượng bộ và thỏa hiệp sẽ được thảo luận. Ông nêu quan điểm rằng có lẽ Đức sẽ bắt đầu tài trợ cho việc xây dựng bến cảng nhập khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu, như các phương tiện truyền thông đã đưa tin trước đó.
«Dòng chảy phương Bắc - 2»
«Dòng chảy phương Bắc - 2» dự kiến xây dựng hai nhánh đường ống dẫn khí với tổng công suất 55 tỷ m3 khí trong một năm, chạy từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức. Dự án vấp phải sự phản đối gay gắt của Hoa Kỳ, bởi đang quảng bá bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ sang EU, cũng như sự phản đối của Ukraina và hàng loạt nước châu Âu. Tháng 12 năm 2019, Hoa Kỳ đã áp đặt trừng phạt chống lại đường ống dẫn khí đốt này, dẫn đến việc nhà thầu Allseas Group SA của Thụy Sĩ buộc phải ngừng hoạt động lắp đặt đường ống.