Nhà sử học nói về chiến lược phương Tây "Thòng lọng Anaconda" chống lại Nga

© Sputnik / Semelyack / Chuyển đến kho ảnhCuộc tập trận kết hợp "Tình anh em trong vòng tay" của Liên Xô và các nước thuộc Khối Warszawa, 1970
Cuộc tập trận kết hợp Tình anh em trong vòng tay của Liên Xô và các nước thuộc Khối Warszawa, 1970 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Sự sụp đổ của Tổ chức Hiệp ước Warsaw vào năm 1991 dẫn đến việc NATO mở rộng về phía Đông, sáp nhập ồ ạt các thành viên cũ ở Đông Âu, phương Tây bắt đầu thực thi chính sách kiềm chế Nga, cố gắng thắt chặt vòng "thòng lọng Anaconda" quanh nước Nga.

Giáo sư Vladimir Vinokurov từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga, Phó chủ tịch Liên đoàn Các nhà ngoại giao quân sự, nói với Sputnik.

"Một trong những hậu quả của việc giải thể khối Warsaw là “phe” phương Tây do Mỹ đứng đầu bắt đầu thực thi  chính sách kiềm chế Nga trong lĩnh vực chính trị và áp dụng chiến lược về ưu thế địa chính trị trong lĩnh vực quân sự - chiến lược "Thòng lọng Anaconda" do Halford Mackinder và Zbigniew Brzezinski phát triển", - giáo sư Vinokurov nói.

Washington đã tạo ra xung quanh Nga một "vành đai" gồm các quốc gia cực kỳ thù địch với nước này, trong chính quyền của các nước này "về cơ bản là những người thực thi ý chí của các ông chủ nước ngoài", -ông Vinokurov nhận xét.

Máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 Stratofortress của Không quân Mỹ đến căn cứ không quân Al Udeid, Qatar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2021
«Tình thế như treo trên sợi tóc». Thế chiến III suýt nổ ra vào năm 1983
“Chúng ta đang chứng kiến quá trình thực hiện một kế hoạch đáng ngại được gọi là "Thòng lọng Anaconda": thắt chặt vòng vây quanh Nga, xây dựng các căn cứ quân sự và trung tâm chỉ huy xung quanh Nga, chuyển các đơn vị xe tăng và máy bay cường kích tới biên giới của Nga, đây là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quân sự của Nga”, - chuyên gia Vinokurov nhấn mạnh.

Giờ đây, “phe” phương Tây đang tích cực theo đuổi chiến lược kiềm chế Nga - một hệ thống các biện pháp nhằm thổi phồng mối đe dọa từ nước này đối với các nước châu Âu. Theo quan điểm của họ, cần phải kiềm chế và cô lập Nga về mặt chính trị, kinh tế và quân sự, - giáo sư giải thích.

Ông cho rằng, trong hoàn cảnh này, Nga không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường và hiện đại hóa tiềm lực quốc phòng của mình, nâng cao trinh độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Nga, tăng cường hợp tác quân sự-chính trị trong khuôn khổ CSTO và mở rộng vòng tròn hợp tác với các đồng minh tiềm năng.

Khối Hiệp ước Warsaw như một phản ứng đối với việc thành lập NATO

Việc thành lập Khối Hiệp ước Warsaw vào năm 1955, một mặt là phản ứng đối với việc thành lập NATO vào năm 1949, mặt khác là phản ứng đối với việc ký kết Hiệp định Paris vào tháng 10 năm 1954 về việc Cộng hòa Liên bang Đức chính thức gia nhập NATO.

Một đặc điểm quan trọng của Hiệp ước Warsaw là như sau: xét theo các mục tiêu và nhiệm vụ của nó, khối này hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, theo đuổi mục tiêu đảm bảo hòa bình và an ninh ở châu Âu. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với khối NATO, chuyên gia nhấn mạnh.

Một đặc điểm quan trọng của Hiệp ước Warsaw là như sau: khác với khối Bắc Đại Tây Dương, khối Warsaw chủ trương tạo ra một hệ thống an ninh tập thể bao gồm tất cả các quốc gia châu Âu.

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhMikhail Sergeyevich Gorbachev
Nhà sử học nói về chiến lược phương Tây Thòng lọng Anaconda chống lại Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2021
Mikhail Sergeyevich Gorbachev

Tái cấu trúc có tính bước ngoặt

Năm 1985, Hiệp ước Warsaw được gia hạn thêm 20 năm. Nhưng, ở Liên Xô đã bắt đầu tái cấu trúc (perestroika), kéo theo sự thay đổi căn bản trong chính sách đối nội và đối ngoại. Lãnh đạo đất nước với Mikhail Gorbachev là người đứng đầu, đã tuyên bố tuân thủ các nguyên tắc an ninh tập thể và giải trừ quân bị, tuyên bố chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa vốn đang phát triển theo hướng bất lợi cho Liên Xô và khối Warsaw.

Vào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2021
Hoa Kỳ tiết lộ về việc cuộc tập trận của NATO suýt gây ra chiến tranh hạt nhân với Liên Xô

Ông Vinokurov nhắc nhở rằng, các lực lượng lên nắm quyền ở các nước Đông Âu đã tuyên bố thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng ủng hộ hợp tác với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, đồng thời từ chối tương tác chặt chẽ với Liên Xô.

Trong điều kiện đó, khối Warsaw không thể tiếp tục thực hiện các chức năng của mình và mất đi ý nghĩa của nó. Vào ngày 25 tháng 2 năm 199, cấu phần liên minh quân sự của Hiệp ước bị giải thể, và tại cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ ở Budapest vào ngày 30 tháng 6 đến ngày 1 tháng 7 năm 1991, những người tham gia đã quyết định giải thể toàn bộ Hiệp ước Warsaw. Giờ đây, mỗi quốc gia thành viên cũ có thể tự lựa chọn các đồng minh quân sự và chính trị của mình.

Khối Warsaw tan rã và tạo ra một khoảng trống ở Đông Âu. Giới lãnh đạo quân sự-chính trị của NATO ngay lập tức sử dụng cơ hội này. Họ bắt đầu tích cực theo đuổi chính sách mở rộng Liên minh Bắc Đại Tây Dương về phía Đông và đưa NATO đến gần biên giới của Nga.

Năm 1999, Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc gia nhập NATO, năm 2004 - Bulgaria, Latvia, Litva, Romania, Slovakia, Slovenia và Estonia, năm 2009 - Albania và Croatia. Điều này đã xảy ra bất chấp Đạo luật sáng lập về quan hệ lẫn nhau, hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết tại Paris vào ngày 27 tháng 5 năm 1997, bất chấp các thỏa thuận miệng với phía Liên Xô đã được đưa ra trong các cuộc đàm phán về thống nhất nước Đức.

"Thòng lọng Anaconda" - hậu quả của khối Warsaw sụp đổ

Chiến lược “Thòng lọng Anaconda” lần đầu tiên được đưa ra trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ bởi Tướng Winfield Scott, chỉ huy Quân đội miền Bắc. Bản chất của chiến lược này là phong tỏa các lãnh thổ của đối phương từ biển và dọc theo bờ biển, cắt đứt các con đường giao thông vào các cảng, kết quả là làm kiệt quệ lực lượng đối phương về mặt chiến lược.

Sau đó, chiến lược “Thòng lọng Anaconda” đã lên cấp độ địa chính trị. Với sự giúp đỡ của chiến lược này, Hoa Kỳ và Anh dự định làm suy yếu các nước Á-Âu, bao gồm cả Nga, bằng cách loại bỏ các vùng lãnh thổ ven biển khỏi sự kiểm soát của các quốc gia này và ngăn cản các quá trình hội nhập trên lục địa Á-Âu.

Một trong những nhà địa chính trị hàng đầu của phương Tây, chính trị gia người Anh Halford Mackinder đã phát triển chiến lược này trên thực tế, khi ông đến Nga với tư cách Cao ủy Anh tại Miền nam nước Nga trong thời gian sự can thiệp của nước ngoài vào những năm 1918-1920. Khi đó ông đã cố gắng thực hiện kế hoạch thắt chặt "Vùng ngoại vi trắng chống lại vùng trung tâm đỏ" (Bạch vệ chống lại Hồng quân), sau đó ông đã phát triển lý thuyết này trong các công trình của mình.

Chiến lược "Thòng lọng Anaconda" đã được phát triển trong các công trình của chính trị gia nổi tiếng người Mỹ Zbigniew Brzezinski.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала