Hiện đại hóa tên lửa PrSM
Được biết, trong tương lai, vũ khí này có thể được trang bị động cơ cải tiến mà không cần tăng kích thước của tên lửa. Động cơ mới này cho phép phóng tên lửa từ các phương tiện chiến đấu của Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS). Breaking Defense nhắc nhớ lại rằng đầu tiên PrSM sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2023.
Ấn phẩm cho biết, hiện tại tầm bắn tối đa của PrSM là 499 km, nhưng chỉ số này có thể tăng lên 550 km, do Mỹ và Nga không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trong Hiệp ước về tên lửa tầm ngắn và tầm trung (SMRMD).
Các mục tiêu của Hoa Kỳ trên chiến trường
Hồi tháng 12 năm 2019, chuẩn tướng John Rafferty tuyên bố rằng, trong trường hợp xảy ra chiến sự ở châu Âu, tên lửa đất đối đất PrSM hiện đang được phát triển cho Quân đội Mỹ sẽ trở thành "sát thủ" của các hệ thống phòng không Nga (ví dụ: S -400 Triumph), trong khi ở Thái Bình Dương, mục tiêu của tên lửa sẽ là tàu chiến Trung Quốc.
Raytheon’s new Precision Strike Missile (PRSM), formerly the Long-Range Precision Fires (LRPF) weapon. pic.twitter.com/HBn7ul9hfD
— Defence Decode® (@DefenceDecode) June 10, 2020
Vào tháng 11 năm 2020, tạp chí Forbes đưa tin rằng trong các cuộc tập trận, quân đội Mỹ đã tái triển khai hai phương tiện chiến đấu HIMARS tới Romania, thực hiện một số vụ bắn tên lửa lên không khí và sau đó gửi trả lại về Đức.