Các nhà khoa học đề xuất sử dụng máy bay động cơ tuốc bin cánh quạt nhiều cánh quạt có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng trên bề mặt làm công cụ thu thập dữ liệu. Nhiệm vụ của nó có thể bao gồm việc đo nhiệt độ, áp suất, thông lượng nhiệt, tốc độ gió; phân tích cấu trúc, thành phần và các thông số vật lý vi lượng của các đám mây, cũng như thành phần hóa học của khí quyển.
Một máy bay không người lái nặng 15 kg có thể mang theo 9 kg tải trọng hàng hóa. Ví dụ như máy ảnh để chụp ảnh và quay video; thiết bị thu gom khí và máy phân tích khí để nghiên cứu khí quyển. Drone được cung cấp năng lượng bằng pin sạc nằm bên trong thân máy bay.
Trong tương lai gần, các nhà phát triển có kế hoạch thực hiện những tính toán chuyên sâu, hoàn chỉnh sơ đồ cấu tạo của loại drone này và lựa chọn vật liệu chế tạo phù hợp với các điều kiện của Sao Kim.
Như Viện nghiên cứu vũ trụ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa tin trước đó, việc phóng trạm tự động liên hành tinh Venera-D có thể diễn ra vào năm 2029. Chuyến bay đầu tiên tới Sao Kim kể từ thời Liên Xô sẽ là một phần nhiệm vụ trong chương trình thám hiểm mới của Nga nhằm nghiên cứu toàn diện về hành tinh thứ hai trong hệ Mặt trời. Ở giai đoạn đầu đề ra kế hoạch tiến hành các nghiên cứu về bề mặt, bầu khí quyển, môi trường plasma xung quanh và cấu trúc bên trong của Sao Kim.