Tại sao ông Borrell cho rằng Nga-Trung theo đuổi mục tiêu địa chính trị và kinh tế ở Myanmar?

© AP Photo / Olivier HosletĐại diện cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell
Đại diện cao của Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Nga và Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu địa chính trị và kinh tế của mình ở Myanmar, nơi trong vài tháng nay tiếp diễn những cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự. Đó là ý kiến do người đứng đầu Cao uỷ ngoại giao EU là Josep Borrell nêu ra trong blog cá nhân hôm Chủ nhật.

Vì cớ gì Nga-Trung quan tâm đến Myanmar?

Ngay cả khi đối mặt với cảnh quần chúng Myanmar bị đàn áp tàn bạo, nguyên cớ địa chính trị cũng chia rẽ cộng đồng quốc tế và ngăn cản khả năng có phản ứng thống nhất.

Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.04.2021
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: các nước ASEAN đồng thuận với Bắc Kinh về việc nước ngoài không can thiệp vào nội bộ Myanmar
«Vị trí của Myanmar khiến đất nước này trở thành điểm chiến lược đối với sáng kiến ​​Vành đai và Con đường («Nhất đới nhất lộ») của Trung Quốc (dự trù tiếp cận vùng nước sâu ở Ấn Độ Dương), cũng như đối với hành lang Ấn Độ Dương của chính quốc gia này với Biển Đông. Các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng có lợi ích kinh tế mạnh ở Myanmar. Còn Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai sau Trung Quốc. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Nga và Trung Quốc cố gắng ngăn chặn nỗ lực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chẳng hạn như áp đặt lệnh cấm vận vũ khí», - ông Borrell nhận xét.   

Theo lời ông này, «Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình ở Myanmar  và đã gọi cuộc đảo chính trong nước này là «động thái cải tổ lớn trong Chính phủ»,  trong khi Nga khẳng định đây hoàn toàn là «công việc nội bộ». «Hồi tuần trước Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexandr Fomin đã là quan chức nước ngoài cấp cao nhất tham dự cuộc diễu binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar, trong khi các nước khác kể cả các quốc gia châu Á đều hạ thấp mức đại diện của họ», - ông nói thêm.

Đảo chính quân sự ở Myanmar

Phái quân sự Myanmar lật đổ Chính phủ dân sự và nắm quyền ở nước này vào ngày 1 tháng 2, bắt giữ các lãnh đạo dân sự, kể cả Tổng thống Myanmar Win Myint và Cố vấn Nhà nước (trên thực tế là Thủ tướng) Aung San Suu Kyi. Phái quân sự cho rằng họ hành động như vậy bởi kết quả tổng tuyển cử năm 2020 đã bị làm sai lệch mà các cơ quan dân sự không muốn điều tra xác minh. Sau khi lên nắm quyền và ban hành tình trạng khẩn cấp với sự trợ giúp của cơ chế Hiến pháp, các nhà lãnh đạo chính quyền quân quản hứa sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới sau một năm để chuyển giao quyền lực cho bên thắng cử.

Những cuộc biểu tình đông đảo chống lại chính quyền quân sự đang diễn ra hàng ngày tại nhiều thành phố của Myanmar. Hơn 70% công chức, kể cả các nhân viên y tế, đã tham gia vào chiến dịch dân chúng bất tuân chính quyền và bỏ việc.

Đọc thêm:

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала