PVN xóa mác ‘di sản’ của ông Đinh La Thăng, Fitch đánh giá “Tích cực”

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Đăng ký
PVN, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đã không còn là “di sản” thời ông Đinh La Thăng với việc hàng loạt cựu lãnh đạo tập đoàn vướng vòng lao lý, ngồi tù. PVN đã khác xưa, làm ăn có lãi và quyết tâm khẳng định bản lĩnh ngành dầu khí.

Với việc “vượt bão” thành công, PVN vừa được Fitch Ratings nâng triển vọng lên “Tích cực”, xếp hạng tín dụng độc lập ở mức “BB+”. Đây là đánh giá hết sức khách quan trước những thành tựu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

Fitch nâng triển vọng của PVN lên “Tích cực”

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Fitch Ratings vừa nâng triển vọng xếp hạng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) từ “Ổn định” lên “Tích cực”.

Theo đó, ngày 7/4, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings vừa có sửa đổi và nâng triển vọng xếp hạng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ “Ổn định” lên “Tích cực” và đánh giá mức xếp hạng Hồ sơ tín dụng độc lập (SCP) của PVN ở mức “BB+”, xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) ở mức “BB”.

© Depositphotos.com / IkurucanTòa nhà Fitch Ratings ở New York.
PVN xóa mác ‘di sản’ của ông Đinh La Thăng, Fitch đánh giá “Tích cực” - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.04.2021
Tòa nhà Fitch Ratings ở New York.

Đánh giá này là hành động nối tiếp việc Fitch Ratings nâng triển vọng của Việt Nam có mức xếp hạng “BB” từ mức “Ổn định” lên “Tích cực” vào đầu tháng 4/2021 như Sputnik Việt Nam đã thông tin.

Fitch Ratings Inc., có trụ sở tại New York, Mỹ, là một trong cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu quốc tế - một trong ba ông lớn xếp hạng tín dụng hiện nay.

Lãnh đạo Bộ Công Thương, Ủy ban QLVNNTDN, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tỉnh Thái Bình xem sơ đồ thi công NMNĐ Thái Bình 2.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.07.2019
PVN sẵn sàng chịu trách nhiệm về dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2
Hai tổ chức còn lại là Moody's và Standard & Poor's (S&P). Đây là một trong ba tổ chức xếp hạng thống kê được công nhận trên toàn nước Mỹ (NRSRO) được chỉ định bởi Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ từ năm 1975.

Với việc nâng hạng triển vọng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, theo các chuyên gia, đây là kết quả đánh giá khách quan của Fitch cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới hiện nay về hoạt động và nỗ lực vươn lên của PVN.

Cùng với PVN, Fitch cũng nâng hạng triển vọng đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và sáu công ty con của EVN được xếp hạng từ “Ổn định” lên thành “Tích cực”.

Sáu công ty con của EVN là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVNHCMC), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC).

PVN vượt bão, xóa mác “di sản” của ông Đinh La Thăng

Năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh toàn thế giới chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 cũng như thực trạng suy giảm giá dầu, các công ty dầu khí trên thế giới, trong đó có PVN của Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động, phát triển và tìm kiếm lợi nhuận.

Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2019
Tân Tổng Giám đốc PVN kêu gọi nội bộ đoàn kết để lấy lại lòng tin của lãnh đạo Đảng

Đó là chưa kể việc tập đoàn này phải vượt qua nhiều “cơn bão” với những “di sản” từ thời cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng để lại khi hàng loạt nguyên lãnh đạo tập đoàn “nhúng chàm” và phải ra trước vành móng ngựa cũng như phải ngồi tù vì những sai phạm đặc biệt nghiêm trọng gây thất thoát khối lượng lớn tài sản Nhà nước cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngành dầu khí Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 2005 – 2017, một số lãnh đạo PVN đã bị khởi tố bắt giam, liên quan đến tham nhũng, gây thất thoát tài sản Nhà nước, nằm trong các đại án lớn về kinh tế của Việt Nam.

Điển hình như trường hợp của ông Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch PVN từ 2005-2011 bị tuyên án vì làm thất thoát 800 tỷ đồng trong vụ góp vốn vào Oceanbank, vụ án liên quan đến Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC), Ethanol Phú Thọ.

Tìm mọi cách vượt qua khó khăn khi giá dầu thế giới liên tục sụt giảm, thậm chí có thời điểm giá dầu WTI âm 37,63 USD/thùng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã triển khai quyết liệt các gói giải pháp ứng phó, quản trị tốt sự biến động của thị trường để vượt qua những giai đoạn khó khăn, đầy thử thách.

Kết quả kinh doanh cho thấy, năm 2020 vừa qua, bất chấp đại dịch Covid-19, PVN cơ bản hoàn thành toàn diện, vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đồng thời, PVN vẫn tiếp tục gia tăng tích lũy tài chính và gia tăng trữ lượng đảm bảo cho tương lai phát triển bền vững của Tập đoàn này.

PVN đã vượt lên khó khăn, khẳng định bản lĩnh ngành dầu khí

Theo báo cáo tài chính của Tập đoàn, lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn PVN đạt 11 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu đạt 313,3 nghìn tỷ đồng, nộp Ngân sách đạt 83 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, gia tăng trữ lượng đạt trên 15 triệu tấn quy dầu với các phát hiện thêm các mỏ Kèn Bầu, Sói Vàng…

Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2019
PVN mất hơn 700 triệu USD vì đầu tư thua lỗ

Phía PVN khẳng định, tập đoàn đã ứng phó với khó khăn rất hiệu quả, quản trị tốt sự biến động của thị trường, thể hiện kinh nghiệm, năng lực quản trị để vượt qua những giai đoạn khó khăn, khắc nghiệt nhất vừa qua.

Nhấn mạnh đây là kết quả cụ thể, thiết thực thể hiện bản lĩnh, tinh thần, văn hóa của Người dầu khí chào mừng thành công của Đại hội XIII của Đảng, hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2021), PVN đồng thời cũng khẳng định đây là cơ sở để mở ra triển vọng tương lai tươi sáng của Tập đoàn trong thời gian tới với những thử thách mới.

PVN là số ít tập đoàn dầu khí trên thế giới làm ăn có lãi?

Như đã nói ở trên, theo báo cáo kinh doanh năm 2020, dù năm ‘khó khăn nhất trong lịch sử 45 năm thành lập’, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt trên 17,5 nghìn tỷ đồng. Các chỉ tiêu về thăm dò gia tăng trữ lượng, sản xuất điện, phân đạm đều đạt và vượt kế hoạch.

Giàn khoan của Liên doanh Vietsovpetro tại mỏ Bạch Hổ (Bà Rịa – Vũng Tàu). - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2019
PVN 'ném' nghìn tỉ tại Venezuela: Ép bộ trưởng ký, 'phớt lờ' báo cáo Quốc hội

Điều đáng nói, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVN là một trong số rất ít tập đoàn dầu khí trên giới làm ăn có lãi trong bối cảnh đại dịch do coronavirus giáng đòn mạnh đến giá dầu và mọi lĩnh vực kinh tế - đời sống – xã hội.

Hoạt động đầu tư của PVN đạt nhiều kết quả tích cực ở các dự án như Tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Lô 114, giàn BK-21, hòa đồng bộ tổ máy số 1 Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 vào hệ thống điện quốc gia, lắp đặt thành công khối thượng tầng Dự án SV- ĐN và đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ SV đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.

Chưa hết, lần đầu tiên xuất khẩu phân đạm của PVN trong năm 2020 đạt mức kỷ lục 371.000 tấn, đánh dấu bước đột phá quan trọng trong chiến lược vươn ra thị trường nước ngoài của một doanh nghiệp Việt Nam như PVN.

Sang Quý I/2021 này, báo cáo cho thấy, các chỉ tiêu tài chính hợp nhất toàn tập đoàn đều vượt kế hoạch đề ra, doanh thu, lợi nhuận rất tích cực, trong đó nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 19.023 tỷ đồng, hoàn thành 118% kế hoạch quý và tăng trưởng 3% so với cùng kỳ.

Lãnh đạo tập đoàn khẳng định tiếp tục tối ưu công tác quản trị, tích cực phân tích, cập nhật, đánh giá các rủi ro, cơ hội của thị trường, cũng như từ tình hình vĩ mô để cập nhật giải pháp về quản lý điều hành, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, tập trung các giải pháp quản trị kế hoạch, tích cực thực hành tiết giảm chi phí và sẵn sàng đón các cơ hội thị trường trong thời gian sắp tới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала