Nhật Bản chế tạo tàu phá băng nhằm mục đích gì?

© Ảnh : Kazuya OnoTàu phá băng Nhật Bản Shirase
Tàu phá băng Nhật Bản Shirase - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Đăng ký
Cơ quan nghiên cứu công nghệ hải dương học Nhật Bản (JAMSTEC) thông báo họ sẽ bắt đầu đóng một tàu phá băng mới trị giá 33,5 tỷ yên vào năm 2021 để thăm dò Bắc Cực.

Trong bối cảnh sự quan tâm đến Bắc Cực ngày càng tăng từ các quốc gia lớn và sự cạnh tranh toàn cầu tiềm tàng giành ảnh hưởng trong khu vực, dữ liệu từ tàu phá băng có thể hữu ích cho tàu ngầm quân sự hơn là cho giới khoa học.

Tại sao phải chế tạo và bảo trì tàu phá băng?

Nếu Nhật Bản định phát triển tuyến đường biển phía Bắc, thì không cần thiết phải đóng tàu phá băng dành cho việc này. Cơ quan quản lý tuyến đường biển Bắc và “Atomflot” của Nga- đơn vị quản lý các tàu phá băng hạt nhân, đảm bảo việc hộ tống các tàu đi qua băng. Hiện nay công tác chuẩn bị đang được tiến hành cho việc dẫn đường hoạt động quanh năm, cũng như tổ chức các tuyến đường thường xuyên. Hệ thống theo dõi điều kiện thời tiết và băng đang được thiết lập -vệ tinh "Arktika-M", chiếc đầu tiên mới được phóng lên vào tháng Hai năm nay. Dự kiến ​​đến năm 2024 sẽ tiến hành khảo sát hình ảnh thủy văn đáy biển dọc theo tuyến đường biển Bắc trên diện tích hơn 300 nghìn kilomet vuông. Tuyến đường biển Bắc là một tuyến hàng hải được thiết lập tốt. Năm 2020, 479 tàu với tổng trọng tải 32,4 triệu tấn đã đi qua đây. Chỉ cần tàu lớp băng - và chào mừng bạn đến với tuyến đường biển phía Bắc.

Các nghiên cứu về lớp băng đang được tiến hành để nắm rõ quá trình biến đổi khí hậu. Đây là một nhiệm vụ khoa học rất quan trọng. Tuy nhiên, dữ liệu về băng có thể được lấy từ vệ tinh, trong khuôn khổ các chương trình quốc tế, cũng như thông qua hợp tác khoa học với Nga.

Tàu chiến Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2015
Hải quân Nhật Bản liệu có khả năng duy trì sự ổn định trên Biển Đông?

Hầu như tất cả các chương trình khoa học trên thế giới khám phá Bắc Cực không yêu cầu các nhà nghiên cứu Nhật Bản cần phải có tàu phá băng.Có thể nhận dữ liệu cần thiết khi hợp tác với Nga và các nước quanh vùng Bắc Cực khác, mà không cần chi hàng trăm triệu đô la cho việc xây dựng và bảo trì tàu phá băng.

Từ đây, có thể giả định rằng chương trình đóng tàu phá băng theo đuổi không chỉ các mục tiêu khoa học, mà cả nghiêng về các mục tiêu quân sự và địa chính trị. Để hỗ trợ hoạt động của hạm đội Nhật Bản ở vùng biển Bắc Cực, tàu phá băng của riêng mình là hoàn toàn cần thiết.

Vì lợi ích của Hải quân Nhật Bản

Bản chất quân sự của chương trình nghiên cứu dự kiến ​​cho tàu phá băng mới của Nhật Bản rất nổi bật. Dữ liệu về độ dày của lớp băng, nhiệt độ nước, độ mặn, độ sâu, dòng chảy cần thiết để tàu ngầm Nhật Bản hoạt động ở vùng biển Bắc Cực.

Các tàu ngầm diesel-điện thường không đi dưới lớp băng. Ắc quy được sạc dùng cho 12-16 giờ di chuyển dưới nước. Nhưng hạm đội Nhật Bản bao gồm các tàu ngầm được trang bị cả động cơ diesel và động cơ Stirling không cần không khí. Theo một số thông tin, những chiếc tàu như vậy có thể ở dưới nước tới 14 ngày. Tốc độ chạy ngầm của tàu ngầm loại Soryu là 20 hải lý, có nghĩa có thể di chuyển 480 dặm mỗi ngày, và 6720 dặm trong 14 ngày. Tàu Nhật Bản có thể  bơi ngầm dưới nước vượt qua toàn bộ tuyến đường Biển Bắc , từ Murmansk tới eo biển Bering (khoảng 2800 dặm), đến đó và quay lại.

© Ảnh : Twitter / Japan Maritime Self-Defense ForceTàu ngầm Nhật Bản loại Soryu
Nhật Bản chế tạo tàu phá băng nhằm mục đích gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Tàu ngầm Nhật Bản loại Soryu

Tuy nhiên, tàu ngầm cần phải  liên lạc, cần sạc lại ắc quy từ động cơ diesel, và chúng cần phải nổi lên và phá băng. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga (Dự án 941) có thể phá vỡ lớp băng dày tới 3 mét, còn độ dày trung bình của lớp băng mà các tàu ngầm thông thường có thể vượt qua là từ 0,6 đến 0,8 mét.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc họp - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2019
Nga và Ấn Độ sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp dầu thông qua tuyến đường biển phía Bắc

Khả năng của tàu phá băng mới Nhật Bản là phá vỡ 1,2 mét băng. Nơi tàu phá băng Nhật Bản có thể đi qua mà không gặp khó khăn, thì tàu ngầm Nhật Bản có thể nổi lên. Tàu phá băng có thể trực tiếp  đục lỗ trong băng, đè lên trên hoặc có thể thu thập dữ liệu về các cánh đồng băng để thủy thủ điều khiển tàu ngầm có thể chọn địa điểm nổi lên.

Dữ liệu nhiệt độ và độ mặn của nước rất quan trọng. Âm thanh dội lại trong môi trường nước mặn, nước lạnh khác với trong nước ngọt, ấm,  làm biến dạng hoạt động của sóng siêu âm và thiết bị thủy âm. Để thoát khỏi sự truy đuổi, tàu ngầm có thể đi vào lớp nước mặn, lạnh; kỹ thuật này đã được sử dụng ngay từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

Lớp nước muối được gọi là "đất lỏng". Tàu có thể nằm trong đó, như thể nằm dưới đáy, tắt động cơ, đồng thời trở thành tàng hình đối với thiết bị thủy âm, duy trì hoàn toàn khả năng sẵn sàng chiến đấu.

Mật độ của nước, tùy thuộc vào độ mặn, mà ở biển Bắc Cực thay đổi rất nhiều theo dòng chảy của nhiều con sông nước ngọt, ảnh hưởng đến việc hoạt động ngầm của tàu. Nếu một chiếc tàu đi vào vùng nước ngọt dưới mặt nước, nó có thể chìm hẳn xuống độ sâu, vì kết cầu của nó được thiết kế cho vùng nước mặn, đậm đặc hơn.

Tàu phá băng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2020
Ước mơ châu Á về Tuyến đường Biển Bắc liệu có thành hiện thực?

Đối với tàu ngầm, địa hình đáy biển rất quan trọng, đặc biệt là ở những vùng nông. Kết cấu đáy biển được sử dụng để định hướng khi tàu không thể nổi lên để xác định vị trí.

Tất cả những dữ liệu này: độ dày lớp băng, sự thay đổi băng, nhiệt độ nước, độ mặn, địa hình đáy biển, dòng chảy ngầm và  nhiều thứ khác, phải nằm trong chỉ dẫn và sách tham khảo của hoa tiêu tàu ngầm Nhật Bản di chuyển qua Bắc Cực. Thông tin này là đặc biệt và mang ý nghĩa quân sự. Nga và các nước Bắc Cực khác sẽ không đơn giản cung cấp chúng và do đó, cần có tàu phá băng của riêng mình hoạt động ở Bắc Cực để thu thập số liệu.

Tầm quan trọng của tuyến đường biển Bắc

Bộ chỉ huy Hải quân thu thập thông tin về nhiều vùng biển, bao gồm cả những vùng không có hoạt động quân sự trong tương lai gần. Bởi vì có thể phát sinh tình huống yêu cầu gửi tàu chiến và tàu ngầm đến những khu vực xa xôi này. Phải luôn luôn có dữ liệu điều hướng mới.

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhTuyến đường Biển Bắc
Nhật Bản chế tạo tàu phá băng nhằm mục đích gì? - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Tuyến đường Biển Bắc

Tình hình có thể phát triển do tầm quan trọng ngày càng tăng của tuyến đường biển phía Bắc, đang trở thành hải trình vận tải biển quan trọng, và ngày càng gia tăng tầm quan trọng về quân sự và kinh tế. Khí tự nhiên hóa lỏng (năm 2019 - 16 chuyến, khoảng 1 triệu tấn LNG), than, quặng sắt bắt đầu được giao cho Trung Quốc theo tuyến đường biển phía Bắc. Vào năm 2020, tàu Trung Quốc đã vận chuyển 160 nghìn tấn hàng quá cảnh dọc theo tuyến đường biển phía Bắc. Ngoài ra, Bắc Cực còn là khu vực khai thác dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, khí đốt hóa lỏng và các dự án khai thác than lớn. Bắc Cực có thể cung cấp năng lượng và nguyên liệu thô cho Trung Quốc.

Cuộc chiến giành giật Bắc Cực rõ ràng là vấn đề của tương lai. Khó có thể nói  sự cạnh tranh sẽ diễn ra như thế nào trong khu vực này. Nhưng phía Nhật Bản đã thể hiện sự quan tâm đến việc cập nhật bản đồ, dẫn đường và thông tin tham khảo về các vùng biển Bắc Cực.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала