"Về vấn đề này, điều rất quan trọng là phải thiết lập hợp tác quốc tế rộng rãi, hiệu quả trong việc tính toán và giám sát phát thải tất cả các loại khí thải độc hại vào khí quyển. Chúng tôi mời tất cả các nước quan tâm tham gia nghiên cứu khoa học chung, cùng đầu tư vào các dự án khí hậu và tích cực tham gia vào việc phát triển công nghệ giảm thiểu CO2 và thích ứng với biến đổi khí hậu", ông Putin nói.
Phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý Nga đã cố gắng giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
"Lượng khí thải này đã giảm một nửa, từ 3,1 tỷ tấn CO2 xuống còn 1,6 tỷ tấn. Đây là kết quả của quá trình tái cơ cấu triệt để ngành công nghiệp và năng lượng Nga, đã được tiến hành trong 20 năm qua", ông nói.
"Cuộc thảo luận ngày hôm nay cho thấy tất cả chúng ta đều chia sẻ sâu sắc mối quan tâm về biến đổi khí hậu, và quan tâm đến tăng cường các nỗ lực quốc tế để giải quyết vấn đề này như thế nào", ông Putin nói trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hôm thứ Năm.
Ông nhấn mạnh số phận của toàn bộ hành tinh, triển vọng phát triển của mỗi quốc gia, cũng như hạnh phúc, chất lượng cuộc sống của người dân phần lớn phụ thuộc vào sự thành công của những nỗ lực thế này.
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu do Hoa Kỳ đăng cai, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hành động trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, đồng thời cho rằng thế giới đang ở bờ vực thẳm.
Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, do chính quyền Hoa Kỳ khởi xướng, diễn ra dưới dạng trực tuyến vào ngày 22 - 23 tháng 4. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã mời hơn 40 nhà lãnh đạo từ nhiều quốc gia khác nhau tham gia.