Việt Nam làm gì để thoát “vòng kim cô” của Mỹ?

© Depositphotos.com / TzidoĐô la Mỹ, Việt Nam đồng.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Đăng ký
Người Mỹ vốn rất khó đoán và đặc biệt coi trọng lợi ích. Việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ xóa Việt Nam khỏi danh sách nước thao túng tiền tệ là tin vui với Hà Nội nhưng Việt Nam không nên chủ quan. “Vòng kim cô” và rủi ro vẫn còn đó.

Việt Nam cần có chính sách tiền tệ, sách lược tài khóa, tỷ giá ra sao để không bị Mỹ coi là quốc gia thao túng tiền tệ và sẵn sàng áp lệnh trừng phạt như đã từng làm với Trung Quốc?

Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt

Như Sputnik đã thông tin, hôm 16/4, Bộ Tài chính Mỹ quyết định rút Việt Nam khỏi danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ.

Có thể nói, đây là một tin rất vui đối với Việt Nam, thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan trong việc đối thoại, làm rõ, củng cố lòng tin, hóa giải các vấn đề còn chưa đồng thuận… để cuối cùng Mỹ chịu gỡ mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.04.2021
Điều gì đằng sau việc Hoa Kỳ hủy bỏ cáo buộc Việt Nam thao túng tiền tệ?

Mặc dù Việt Nam hiên vẫn nằm trong danh sách 11 nền kinh tế bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ “giám sát” về chính sách tiền tệ nhưng có thể khẳng định, rủi ro bị Mỹ trừng phạt, gây áp lực về vấn đề tỷ giá đã giảm đi rất nhiều.

Việc Bộ Tài chính Mỹ “không có bằng chứng” xác định Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ bất hợp lý nhằm hưởng lợi thế cạnh tranh thương mại và gỡ mác quốc gia thao túng tiền tệ với Việt Nam được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam làm rõ thêm trong buổi họp báo chiều 22/4.

Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động.

Cụ thể, theo ông Tú, trong bối cảnh đặc biệt của Quý I/2021, Việt Nam chịu sự tác động của dịch bệnh Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

“Điều này nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối”, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.

Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước báo cáo rằng, nhờ việc Việt Nam điều hành linh hoạt, đồng bộ chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản thông suốt nên thị trường tiền tệ ổn định, giúp giảm chi phí đầu vào cho các tổ chức tín dụng, giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay.

© Sputnik / Taras IvanovNgân hàng Nhà nước Việt Nam
Việt Nam làm gì để thoát “vòng kim cô” của Mỹ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vụ trưởng phụ trách điều hành chính sách tiền tệ cho biết, tỷ giá và thị trường ngoại tệ của Việt Nam cũng được điều hành “phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

“Thị trường ngoại tệ ổn định, thanh khoản thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời”, ông Phạm Thanh Hà cho biết và khẳng định, công tác tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu tiếp tục được triển khai quyết liệt.

Việt Nam làm gì để không bị gắn mác thao túng tiền tệ?

Tại buổi họp báo, Phó Thống thống Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Bộ Tài chính Hoa Kỳ chấp nhận đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ, đồng thời đưa ra một số giải pháp để trong tương lai Việt Nam không bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ hay có hành vi điều hành tỷ giá nhằm hưởng lợi cạnh tranh thương mại.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ trong Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Thao túng tiền tệ: Mỹ ‘nương tay’ hay Việt Nam nỗ lực?

Cụ thể, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ, phải khẳng định việc Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ là một tin vui,.

“Điều này thể hiện kết quả làm việc tích cực, hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan, đồng thời cũng có tác động tích cực đến uy tín của quốc gia của Việt Nam và nền tài chính, ngân hàng”, ông Tú nhấn mạnh.

Chia sẻ thêm về Hoa Kỳ gỡ mác thao túng tiền tệ đối với Việt Nam, Vụ trưởng Chính sách Tiền tệ Phạm Thanh Hà cho hay, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi thẳng thắn với Mỹ về vấn đề này.

Cụ thể, theo ông Hà, NHNN đã chỉ rõ để Bộ Tài chính Mỹ thấy rằng, Việt Nam không đặt mục tiêu thao túng tiền tệ hay cạnh tranh thương mại không công bằng. Từ đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực mua vào ngoại tệ.

© Sputnik / Natalya Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhBộ Tài chính Mỹ.
Việt Nam làm gì để thoát “vòng kim cô” của Mỹ? - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.04.2021
Bộ Tài chính Mỹ.
“Chúng ta đã giải thích được cho phía Mỹ các lý do, được Mỹ ghi nhận”, Vụ trưởng Phạm Thanh Hà nói.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước trước đó cũng khẳng định, trong quá trình làm việc với Bộ Tài chính Hoa Kỳ, NHNN Việt Nam đã trao đổi thẳng thắn trên tinh thần “hợp tác, thiện chí” từ cấp kỹ thuật tới cấp cao, khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua - trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.

Đồng thời, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước áp dụng các giải pháp để từng bước nâng cao tính linh hoạt của tỷ giá trong khi vẫn duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường ngoại tệ.

“Những diễn biến tích cực trên thị trường ngoại tệ cũng như trong hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã được Bộ Tài chính Hoa Kỳ ghi nhận”, Ngân hàng Nhà nước bày tỏ.

Về phương hướng thời gian tới, theo ông Phạm Thanh Hà, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không làm mất cân bằng cán cân thương mại vãng lai.

Vì sao Việt Nam không thể chủ quan với Mỹ?

Bàn về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, đồng thời cũng là người có tham gia trực tiếp vào phiên điều trần với phía Mỹ cho biết, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tạm thời không đủ bằng chứng kết luận Việt Nam thao túng tiền tệ trong báo cáo lần này. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách cần phải tiếp tục theo dõi.

Bộ Tài chính Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.04.2021
Bộ Tài chính Mỹ xóa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ

Theo TS. Cấn Văn Lực, thời gian qua, Mỹ và Việt Nam đã trao đổi tương đối sâu và rộng về chính sách tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối, thương mại. Ngoài ra phía Mỹ đã có những trao đổi, điều trần với các chuyên gia, giới học thuật để nắm rõ hơn tình hình.

“Đa số đều cho rằng Việt Nam không có chủ ý thao túng tiền tệ”, TS. Cấn Văn Lực cho biết.

Cùng với đó, Việt Nam thời gian qua có một số điều chỉnh trong hoạt động quan hệ thương mại và chính sách tiền tệ, tỷ giá. Ông Lực dẫn ví dụ, trong quan hệ thương mại, Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ, nhất là dịch vụ. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà Nước đã có điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá, cả về liên quan dự trữ ngoại hối. Qua đó, phía Mỹ ghi nhận nỗ lực, thiện chí của phía Việt Nam.

“Nói chung, đây là tin tốt với Việt Nam. Phía Mỹ đã đưa ra báo cáo xem xét lại toàn bộ quan hệ thương mại, chính sách tiền tệ, đặc biệt là liên quan tới tỷ giá, dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Họ chưa có đủ bằng chứng để kết luận thao túng tiền tệ để tạo ra lợi thế thương mại. Đây là tin tích cực hơn so với báo cáo tháng 12 năm ngoái”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Nói sâu hơn về nguyên nhân vì sao Mỹ quyết định rút Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ, TS. Cấn Văn Lực cho biết, chính quyền Hoa Kỳ thấy rằng, năm 2020 vừa qua, tác động của đại dịch Covid-19 lên thế giới nói chung và Mỹ, Việt Nam hay các đối tác khác nói riêng là rất lớn. Do đó, những dịch chuyển về thương mại và cách thức điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa các nước đều phải thay đổi. Vấn đề thứ hai, Việt Nam đã tích cực trao đổi sâu và rộng với Mỹ trong thời gian vừa qua, đặc biệt là chính sách về thương mại, tiền tệ. Vấn đề thứ ba, bản thân Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có một số điều chỉnh về chính sách điều hành tỷ giá, hoạt động can thiệp thị trường ngoại hối trong thời gian vừa qua.

Theo vị chuyên gia phân tích, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mua ngoại tệ theo hình thức có kỳ hạn 6 tháng thay vì mua ngay như trước. Hiện nay, cơ quan này dù có can thiệp thị trường ngoại hối, mua dự trữ ngoại hối thì cũng là can thiệp theo hàng tuần chứ không thường xuyên như trước.

“Đây là những điểm mà phía Mỹ đánh giá thiện chí và tích cực”, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV khẳng định.

Tuy nhiên, theo TS. Cấn Văn Lực, vui, nhưng không thể chủ quan.

“Việt Nam vẫn chưa thể chủ quan và phải tiếp tục theo dõi xử lý để Việt Nam không bị chạm ngưỡng liên tục 3 điều kiện trong các kỳ báo cáo tiếp theo của Mỹ”, TS. Cấn Văn Lực nêu rõ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.04.2021
Tương lai quan hệ Việt – Trung, Việt – Mỹ và cáo buộc thao túng tiền tệ
Vị chuyên gia phân tích, thứ nhất, việc Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ trong báo cáo lần này chỉ mang tính tạm thời và Việt Nam vẫn ở diện theo dõi. Tiếp đó,vấn đề thứ hai, phía Mỹ cho biết sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để hiểu sâu hơn về chính sách thương mại, tỷ giá và ngoại hối của Hà Nội. Đến vấn đề thứ ba, Mỹ cần trao đổi với cơ quan chức năng để đàm phán về những vấn đề khác như an ninh mạng, thanh toán điện tử. Thứ tư, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ chưa tiến tới cân bằng hơn như hai bên mong muốn.

Cụ thể, xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng 19% trong khi nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam lại giảm 8%. Điều này khiến thặng dư thương mại giữa Mỹ và Việt Nam giãn ra, lên tới 70 tỷ USD.

Đây là thách thức rất lớn của Việt Nam. Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ nhưng cũng cần đẩy mạnh nhập khẩu, hàng hóa dịch vụ từ Mỹ nhiều hơn nữa”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Trước đó, trong năm 2020 vừa qua, Việt Nam cũng đã tăng nhập khẩu một số dịch vụ từ phía Hoa Kỳ, tuy nhiên vẫn chưa đáng kể. Theo ông Lực, Việt Nam có thể nhập khẩu những mặt hàng mà Mỹ có lợi thế như trang thiết bị y tế, nông sản, công nghệ thông tin và truyền thông.

Làm gì để “thoát vòng kim cô”?

Nhiều người nói đùa, việc Việt Nam vẫn còn nằm trong danh sách bị phía Mỹ theo dõi, giám sát về chính sách tiền tệ cũng như việc đeo “chiếc vòng kim cô” trên đầu. Vẫn còn đó những rủi ro, nguy cơ tiềm ẩn nếu không hành động khẩn trương hay lơ là mất cảnh giác.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2020
Việt Nam phủ nhận thao túng tiền tệ

Theo TS.Cấn Văn Lực cũng như nhiều chuyên gia, Việt Nam cần phấn đấu cân bằng cán cân thương mại, tăng cường nhập khẩu. Thêm vào đó, tích cực chủ động đàm phán, trao đổi cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng những vấn đề mà phía Mỹ quan tâm, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia lưu ý, cơ quan này cần tiếp tục điều hành chính sách ngoại hối, tỷ giá linh hoạt hơn nữa. Cùng với đó là tăng cường hơn nữa thị trường nội địa, bớt phụ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài, tăng tự cường tự chủ của Việt Nam. Điều này là chủ trương của Đảng và Nhà nước.

“Việt Nam cũng cần tập trung thị trường nội địa, nội lực của mình để giảm bớt phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế đối ngoại bên ngoài, tăng tự cường tự lực”, TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Vị chuyên gia cho rằng, quan hệ cung cầu ngoại tệ của Việt Nam tương đối tốt, đồng thời, Ngân hàng Nhà nước có những điều chỉnh về tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2020
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam và Thụy Sĩ thao túng tiền tệ

Với những gì khẳng định trong thông cáo báo chí ngày 17/4 rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Nếu Mỹ hiểu được rằng, Việt Nam không bao giờ có chủ ý thao túng tiền tệ, Hà Nội không điều hành chính sách nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng, thì hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, Hà Nội sẽ tránh được “vòng kim cô” lơ lửng trên đầu từ chính quyền Mỹ.

Cùng với đó, trong bối cảnh này, Việt Nam cũng sẽ không chủ quan, thận trọng và có đối sách linh hoạt, nhằm tạo thế cân bằng hướng đến phát triển bền vững trong quan hệ kinh tế thương mại với Mỹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала