“Năm 2020, chi tiêu quân sự toàn cầu tăng 2,6%, trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 4,4%, chủ yếu do tác động của đại dịch COVID-19 lên sự phát triển kinh tế”, - báo cáo nêu rõ
Theo ước tính của SIPRI, chi tiêu quân sự nói chung chiếm tới 2,4% GDP thế giới, tỷ lệ này năm 2019 là 2,2%. Có 5 quốc gia có mức chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới năm 2020 là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Vương quốc Anh, tương ứng tổng cộng 62% chi tiêu quân sự toàn cầu. Nga một lần nữa lọt vào tốp 5 của bảng xếp hạng và chiếm vị trí thứ tư.
Năm nước đứng đầu
Quốc gia có chi tiêu quân sự hàng năm cao nhất vẫn là Hoa Kỳ. Năm 2020, chi tiêu của Mỹ tăng 4,4%, lên 778 tỷ USD. Nước này chiếm 39% chỉ số chi tiêu quân sự toàn cầu.
Theo nhà nghiên cứu Alexandra Marksteiner của SIPRI, việc gia tăng chi tiêu quân sự của Mỹ có thể là do những khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển vũ khí mới, cũng như thực hiện một số dự án dài hạn. Chuyên gia nói thêm rằng sự gia tăng chi tiêu "phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng" do các mối đe dọa được cho là phát sinh từ "những đối thủ cạnh tranh chiến lược như Trung Quốc và Nga".
Trung Quốc và Ấn Độ chiếm vị trí thứ hai và thứ ba theo thống kê của SIPRI. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc năm 2020 tăng 1,9%, lên 252 tỷ USD. Chi tiêu quân sự của Ấn Độ vào năm 2020 được báo cáo là 72,9 tỷ USD.
Theo SIPRI, chi tiêu quân sự của Nga năm 2020 lên tới 61,7 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm trước. Như vậy, Nga chiếm vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của SIPRI. Đồng thời lưu ý rằng chi tiêu quân sự thực tế của Nga trong năm 2020 thấp hơn 6,6% so với ngân sách quân sự ban đầu của nước này.
Nước đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng là Vương quốc Anh, với mức chi tiêu cho quân sự vào năm 2020 là 59,2 tỷ USD, cao hơn 2,9% so với năm 2019.