Trận Khâm Đức - Ngok Tavak: Câu chuyện buồn của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

© Sputnik / Vitaliy Sobolev / Chuyển đến kho ảnhChiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ
Chiến tranh ở Việt Nam (1964-1975). Các cư dân Việt Nam bị thiệt hại vì những trận ném bom của máy bay Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Cách đây 53 năm, ngày 12/5/1968, quân và dân Việt Nam đã khống chế hoàn toàn cụm cứ điểm kiên cố Khâm Đức - Ngok Tavak của liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa, đập tan âm mưu đàn áp phòng trào cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây Quảng Nam.

Trận Khâm Đức - Ngok Tavak

Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Đế quốc Mỹ, buộc họ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại hội nghị Paris. Từ đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn mới, Mỹ từ bỏ chiến lược “tìm diệt” sang “quét giữ”, từng bước thực hiện “Phi Mỹ hóa chiến tranh”.

Đối với Việt Nam, Khâm Đức trở thành mắt xích quan trọng trong chiến dịch Hè 1968 (mật danh là X1), để khai thông hành lang chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, tạo điều kiện để quân và dân thực hiện chiến dịch X2 trên toàn chiến trường Khu 5 giành thắng lợi.

Khai quật hố chôn tập thể 17 chiến sĩ đặc công trong kháng chiến chống Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.06.2020
Việt Nam tìm thấy hố chôn tập thể 17 chiến sĩ đặc công trong chiến tranh với Mỹ

Thung lũng Khâm Đức nằm về phía Tây Bắc huyện Phước Sơn, Quảng Nam, dài khoảng 3 km, rộng khoảng 1,5 km. Phía Bắc và Tây Bắc có những dãy núi cao từ 600-800 m. Phía Nam giáp sông Nước Chè. Phía Đông giáp sông Nước Trẻo và sông Đăk My. Phía Tây là những dãy núi cao bạt ngàn, có đường 14 băng qua thung lũng Khâm Đức lên Tây Nguyên xuyên thẳng xuống miền Đông Nam Bộ.

Nhận thấy vị trí chiến lược đó, từ năm 1961, chính quyền Sài Gòn cho xây dựng sân bay Khâm Đức. Năm 1963, Mỹ thiết lập Trại Lực lượng Đặc biệt Khâm Đức do Mỹ trực tiếp huấn luyện và chỉ huy, làm bàn đạp để đánh phá phong trào cách mạng miền núi Quảng Nam, ngăn chặn hướng tấn công vào các quận lỵ tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Giữa tháng 2/1968, liên quân Mỹ - Việt Nam Cộng hòa tập trung quân lực, vật lực khí tài để xây dựng một cứ điểm tiền tiêu bảo vệ Khâm Đức từ xa và ngăn chặn hoạt động của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam từ hướng Tây Nguyên sang.

Tuy cụm cứ điểm quân sự Khâm Đức – Ngok Tavak được xây dựng kiên cố và có hỏa lực mạnh, nhưng là một căn cứ điểm cô lập nằm sâu trong vùng hậu cứ cách mạng của Việt Nam, giao thông đường bộ bị cắt đứt nên việc nhận tiếp tế và quân tăng viện chủ yếu được thực hiện bằng đường không. Khi bị tấn công, lực lượng chi viện chỉ có thể là Sư đoàn American của Mỹ.

Để chuẩn bị chiến dịch, ngay từ đầu tháng 3/1968, một đơn vị đặc công của Sư đoàn 2, Quân khu 5 và bộ đội trinh sát huyện Phước Sơn đã thọc sâu vào cụm cứ điểm Khâm Đức để khảo sát địa hình, nắm tình hình địch và lên kế hoạch tác chiến.

Trên cơ sở phân tích hoạt động của địch, Sư đoàn 2 quyết định nổ súng trước 7-10 ngày nhằm tiêu hao sinh lực địch, giam chân lực lượng cơ động của Sư đoàn American, không để họ chi viện cho Khâm Đức khi bị tấn công. Việt Nam xác định tiến công Khâm Đức theo 2 bước: 

- Bước 1: Trung đoàn 1, phối hợp với lực lượng vũ trang huyện tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, đánh viện từ Khâm Đức ra hoặc từ đồng bằng lên.

- Bước 2: Trung đoàn 21, phối hợp với bộ đội đặc công và quân giải phóng huyện đánh bóc vỏ các cứ điểm ngoại vi, tổ chức hỏa lực khống chế không phận và sân bay, cắt đứt hoàn toàn mọi sự chi viện, tiếp tế của địch. Tiếp theo, lần lượt tiêu diệt từng cứ điểm ở khu trung tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.02.2018
Mậu thân 1968: Lời chúc Tết của Bác Hồ trên làn sóng phát thanh
Huyện ủy Phước Sơn đã xuống từng xã, vận động nhân dân hỗ trợ, tham gia chiến đấu khi cần thiết. Ví dụ, các xã gần khu vực chiến đấu như Phước Mỹ, Phước Kim, Phước Hiệp thì đào hầm tránh phi pháo của địch, đồng thời tăng cường bảo vệ địa bàn và sẵn sàng đánh địch khi chiến sự xảy ra.

Ngày 5/5/1968, tại Khu chiến Núi Ngang, Việt Nam nổ súng tiến công địch để nghi binh, tạo thời cơ để chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak mở màn đúng kế hoạch.

Đêm  9/5/1968, Sư đoàn 2 đã tiến công tiêu diệt Khâm Đức, mở đầu bằng trận đánh tiêu diệt cứ điểm tiền tiêu Ngok Tavak, cách Khâm Đức 7 km về phía Tây Nam. Đến 15 giờ ngày 10/5/1968, Quân giải phóng đã làm chủ toàn bộ cứ điểm Ngok Tavak.

Trước tình hình đó, quân địch nhanh chóng tiếp viện Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 196 thuộc Sư đoàn American cho Khâm Đức, nhưng không dám giải cứu Ngok Tavak.

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2019
Cơn hấp hối của đế quốc Mỹ ở Sài Gòn tháng 4/1975

Quân địch ở Ngok Tavak tháo chạy, quân Giải phóng truy bắt một số, phần lớn còn lại trên đường tháo chạy bị bom B52 của chính quân Mỹ tiêu diệt.

Sư đoàn 2 của quân đội Việt Nam lần lượt tiêt diệt cứ điểm ngoại vi, khống chế toàn bộ thung lũng Khâm Đức, bắn phá dữ dội sân bay Khâm Đức và khu phòng thủ trung tâm của địch.

Ngày 12/5/1968, trước tình thế không chống trả được ở Khâm Đức, sân bay bị phá, không phận bị khống chế, quân địch tháo chạy xuyên rừng. Đến buổi chiều, quân Giải phóng làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Khâm Đức, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Tín (nay là tỉnh Quảng Nam).

Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm

Thắng lợi của chiến dịch Khâm Đức - Ngok Tavak đã tiêu diệt tiền đồn quân sự vững chắc của Mỹ trên một địa bàn trọng yếu, giải phóng hoàn toàn huyện Phước Sơn, giữ vững vùng giải phóng, góp phần bảo vệ phong trào cách mạng. Chiến thắng của quân đội và nhân dân địa phương huyện Phước Sơn đã khai thông tuyến đường 14, mở đường vận chuyển huyết mạch từ Đông Trường Sơn xuống Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, tạo bàn đạp cho cuộc kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.

Chia sẻ với Sputnik về ý nghĩa của cột mốc lịch sử này, ông Nguyễn Quang Huy từ Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam cho biết:

“Đế quốc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa âm mưu chiếm Khâm Đức nhằm dập tắt phong trào cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây Quảng Nam. Vì thế, chúng đã xây dựng nơi đây thành cụm cứ điểm quân sự kiên cố để đảm bảo thế phòng ngự. Đồng thời, chặn được tiếp tế, liên lạc từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, dựng lên “cánh cửa thép” ở đường mòn Hồ Chí Minh. Vì thế, chiến thắng Khâm Đức - Ngok Tavak có ý nghĩa to lớn mang tầm vóc lịch sử”.

Chiến thắng này một lần nữa khẳng định tinh thần, bản lĩnh và trí tuệ của quân dân Việt Nam trong gian khó. Đây là minh chứng sinh động cho tài thao lược của Bộ Tư lệnh Quân khu 5, của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2, từ định hình, phán đoán âm mưu của địch đến nắm bắt thời cơ, tạo thế chủ động, phát huy thế trận lòng dân. Từ đó, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

“Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Quân giải phóng đã đi đến thắng lợi. Bên cạnh đó là sự trợ giúp to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần của Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Phước Sơn và nhân dân địa phương trong toàn bộ chiến dịch. Chúng ta đã rút ra nhiều bài học quý: nắm bắt tình hình chiến trường, lên kế hoạch tác chiến, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong thế trận chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh của toàn quân và toàn dân vì mục tiêu “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Những bài học lịch sử đó cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị”, ông Nguyễn Quang Huy nhận định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала