Cần phải học cách điều khiển phương tiện không gian
Sự hoảng loạn xảy ra do thông tin cho hay tên lửa đẩy “Trường Chinh -5” của Trung Quốc, phóng lên vào ngày 29 tháng 4, rơi xuống trái đất cùng với một cấu kiện, lẽ ra phải là thành phần của trạm vũ trụ mới. Chính quyền CHND Trung Hoa đã không xác nhận hoặc phủ nhận bất cứ điều gì cho đến thời điểm xảy ra vụ rơi mảnh vỡ tên lửa xuống Ấn Độ Dương gần Maldives. Sự việc xảy ra vào Chủ nhật 9 tháng Năm và trong nhiều ngày trước đó, người dân các nước Nam Á lo lắng nhìn lên bầu trời, lo sợ một mảnh tên lửa có kích thước như một tòa nhà 10 tầng sẽ rơi trúng đầu hoặc làm hỏng nhà cửa của mình.
Những mảnh vỡ như vậy thực sự nguy hiểm đến đâu? Thông thường, các quốc gia thực hiện các chuyến bay vũ trụ giải quyết vấn đề phá hủy các vật thể không gian hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng, bằng cách đưa chúng rơi xuống các vùng không người trên các đại dương thế giới. Nhưng cộng đồng thế giới không có thông tin nào về việc các chuyên gia Trung Quốc theo dõi quá trình tên lửa “Trường Chinh -5” đi vào các lớp dày đặc khí quyển, nơi hầu hết các vật thể vũ trụ bốc cháy, và liệu họ có tính toán chính xác được vị trí rơi. Năm ngoái, mảnh vỡ một tên lửa “Trường Chinh -5” khác của Trung Quốc đã rơi xuống Côte d'Ivoire (Bờ biển Ngà) ở châu Phi. Một số ngôi nhà bị hư hại, nhưng không ghi nhận thương vong về người.
Vấn đề như vậy được cho sẽ gây ra những lời chỉ trích của người Mỹ đối với Trung Quốc. Quản trị viên NASA Bill Nelson cho biết vào Chủ nhật tuần trước: "Các quốc gia chinh phục không gian phải giảm thiểu rủi ro cho con người và tài sản trên Trái đất do các vật thể không gian rơi xuống gây ra, và cần minh bạch tối đa về các hoạt động này".
Reported video footage of China's Long March 5 rocket reentering atmosphere at 0224 UTC at 72.47E 2.65N over the Maldives, west of Sri Lankapic.twitter.com/oxBDvzMzoe
— Sri Lanka Global (@srilankaglobal) May 9, 2021
Và ông đã thêm một chút thuốc độc cho Trung Quốc: “Rõ ràng là Trung Quốc không đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm đối với các mảnh vỡ không gian của chính mình”.
Tuy nhiên, xét một cách công bằng, cần lưu ý không chỉ Trung Quốc xả rác ngoài không gian. Hoa Kỳ cũng đã có tiền lệ trong việc này. Theo NASA, Mỹ có 546 thiết bị vũ trụ không điều khiển "đã chết" hiện vẫn bay trong không gian, trong khi Trung Quốc chỉ có 170 chiếc.
Quần đảo chống Trung Quốc
Người dân Ấn Độ sợ hãi Trung Quốc không chỉ bằng cách nhìn lên bầu trời, mà còn cả ở dưới nước. New Delhi lo ngại việc tàu ngầm Hải quân Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ở Ấn Độ Dương. Theo người Mỹ, Ấn Độ cũng nghi ngờ Bắc Kinh có ý định thiết lập các căn cứ hải quân ở Sri Lanka và Pakistan. Mặc dù điều này chưa được chứng minh, nhưng Ấn Độ đã bắt đầu phát triển lực lượng quân sự ở quần đảo Andaman và Nicobar. Những hòn đảo này, như cựu Ngoại trưởng Ấn Độ Kanwal Sibal cho biết, tương tự như một tàu sân bay thường trực, "cho phép Ấn Độ kiểm soát rất rộng không gian biển và đường hàng hải để giám sát tàu thuyền".
Quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch thiết lập một hệ thống giám sát dưới nước có hiệu quả trên quần đảo. Nhật Bản, Úc giúp đỡ họ trong việc này. Và gần đây hơn, những hòn đảo này đã bị đóng cửa đối với hải quân nước ngoài.
Nhưng giới lãnh đạo Ấn Độ có cái nhìn mới về các vấn đề an ninh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, theo đúng tinh thần của quan hệ đối tác đối thoại bốn bên QUAD (Bộ Tứ). Ông Kanwal Sibal cũng tin rằng "việc giám sát các mục tiêu hải quân Trung Quốc, đặc biệt là tàu ngầm, ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nên nằm trong chương trình nghị sự của Bộ Tứ". Theo ý kiến ông, việc "chia sẻ trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương nên là mục tiêu của Bộ Tứ". Đồng thời, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản, mỗi quốc gia trong số này cần đảm nhận khu vực chịu trách nhiệm, trong khi "Hoa Kỳ lấp đầy những khoảng trống bằng khả năng hải quân to lớn của mình".
Tôi muốn nhắc lại Ấn Độ Dương không thuộc về Ấn Độ, mặc dù mang tên gọi "Ấn Độ". Và việc tàu thuyền Trung Quốc sử dụng các tuyến đường biển trên đại dương này hoàn toàn tuân thủ các tiêu chuẩn hàng hải quốc tế. Chính quyền Ấn Độ sẵn sàng cho phép sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở Ấn Độ Dương, nhưng phản đối sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc. Sự sợ hãi của người Ấn Độ đối với Hải quân Trung Quốc, dù tự nhiên hay được nhìn nhận như vậy, phản ánh những tiêu chuẩn kép phổ biến trong thái độ của nhiều chính trị gia ngày nay.
Tương tự đối với các mảnh vỡ không gian. Mỹ có nhiều rác vũ trụ hơn Trung Quốc, nhưng chương trình không gian của CHND Trung Hoa đã bị chỉ trích. Những điều gì mà Washington thì được phép, còn Bắc Kinh không được?