Hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga
Theo tác giả của tài liệu, Nga có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của mình. Ở đây đang đề cập tới hệ thống dự kiến sẽ được đặt tên là A-235, mục đích của nó sẽ là loại bỏ những thiếu sót của các hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ trước, đặc biệt là trong cuộc chiến chống lại tên lửa siêu thanh.
Larson nhắc rằng, vào năm 1972, Liên Xô và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Giới hạn Hệ thống Chống Tên lửa Đạn đạo, theo đó số lượng các hệ thống của mỗi quốc gia giảm xuống còn hai. Một trong số hai hệ thống này có thể được sử dụng để bảo vệ khu phức hợp triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, hệ thống còn lại - để bảo vệ thành phố, trong trường hợp của Liên Xô là Matxcơva. Ngoài ra, các bên đã giảm số lượng bệ phóng trong hệ thống phòng thủ tên lửa xuống còn 100 và hạn chế các cải tiến trong công nghệ phòng thủ tên lửa.
Bảo vệ Matxcơva khỏi cuộc tấn công hạt nhân
Lúc đầu, Matxcơva được bao quanh bởi hệ thống A-35, tên lửa của hệ thống này có thể bắn hạ kẻ thù bên ngoài bầu khí quyển, giảm nguy cơ bụi phóng xạ hạt nhân. Tuy nhiên, theo CIA, hệ thống này "không bao gồm việc tránh các mối đe dọa của tên lửa đa hướng từ Hoa Kỳ", cũng như không được bảo vệ khỏi các vụ nổ hạt nhân. Năm 1995, hệ thống phòng thủ của thủ đô Nga đã được hiện đại hóa. Giờ đây, trọng tâm chú ý không đặt vào các hầm chứa tên lửa dưới mặt đất, mà vào các bệ phóng di động. Nga cũng có kế hoạch thay đổi tải trọng hạt nhân thành chất nổ thông thường, nhà báo Larson viết.