Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Tổng thống Philippines cấm các bộ trưởng phát biểu về Biển Đông

© REUTERS / Lean Daval JrRodrigo Duterte
Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã cấm Nội các Bộ trưởng phát biểu công khai về các cuộc thảo luận của chính phủ liên quạn đến vấn đề Biển Đông.

Tin lưu ý rằng chỉ có đại diện chính thức của Tổng thống, Harry Roque, mới được phép đưa ra các tuyên bố về Biển Đông.

“Đây là mệnh lệnh của tôi đối với nội các cũng như với tất cả mọi người, cho tới từng người: khi phát biểu thay mặt chính phủ, không được phép bàn về Biển Đông với bất kỳ ai. Nếu cần nói chuyện về điều này, chúng ta chỉ nói với nhau", - ông CNN Philippines dẫn lời ông Duterte nói.

Vào đầu tháng 5, được biết Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã xin lỗi về bài đăng của mình trên Twitter, trong đó ông yêu cầu chính quyền Trung Quốc "cút xéo" khỏi Biển Đông. Tuyên bố của Locsin được đưa ra sau các cuộc biểu tình của Philippines phản đối sự hiện diện "bất hợp pháp" của hàng trăm tàu ​​Trung Quốc bên trong vùng đặc quyền kinh tế ven biển của nước này.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phát biểu trong buổi lễ đưa vắc xin COVID-19 đầu tiên đến đất nước, tại Căn cứ Không quân Villamor ở Pasay, Metro Manila, Philippines, ngày 28 tháng 2 năm 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
"Liệu đã có khi nào LHQ hữu ích?": Duterte nghi ngờ tính hiệu quả của các quyết định LHQ đưa ra về Biển Đông

Tình hình Biển Đông

Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã có tranh chấp với một số quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về lãnh thổ của một số hòn đảo ở Biển Đông, vì thềm lục địa của các hòn đảo này có trữ lượng hydrocacbon đáng kể. Trước hết, ở đây đề cập tới quần đảo Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), quần đảo Trường Sa, một trong số đó là đảo Pag-asa, và đảo Hoàng Nham. Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines đều liên quan đến tranh chấp này ở mức độ này hay mức độ khác.

Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay đã ra phán quyết vào tháng 7 năm 2016 đối với đơn kiện của Philippines rằng Trung Quốc không có cơ sở cho các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông. Tòa án quyết định rằng các vùng lãnh thổ tranh chấp của quần đảo Trường Sa (Nam Sa) không phải là đảo và không hình thành vùng đặc quyền kinh tế. Sau đó Bắc Kinh trả lời rằng họ không coi phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay là hợp lệ, Trung Quố không công nhận và không chấp nhận văn bản này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала