Việt Nam ‘thân’ EU thì đã sao?

© Ảnh : Doãn Tấn – TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Đăng ký
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – EU, Việt Nam – Vương Quốc Anh ngày càng được củng cố, phát triển tích cực. Chính quyền Hà Nội ngày càng ‘xích gần’ hơn với Liên minh châu Âu, Anh và các nước, nhằm thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Việt Nam đề nghị Vương Quốc Anh tạo điều kiện hơn nữa về cung ứng vaccine Covid-19 và xem xét thuận lợi việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục chiến lược ngoại giao “đa phương hóa” tế nhị, khôn khéo, tùy cơ ứng biến trong bối cảnh nhiều thách thức, đối đầu quốc tế như hiện nay, nhưng phải đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc và vị thế đất nước.

Tăng cường quan hệ Việt Nam - EU

Sáng 21/5, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp gỡ với ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam đến chào xã giao.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại sứ Giorgio Aliberti đều bày tỏ vui mừng quan hệ giữa Việt Nam - EU đang ngày càng củng cố và phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2020
Hà Nội “thân” hơn với EU: Chờ Việt Nam bứt phá trên “đường cao tốc” EVFTA

Theo đó, trong thời gian vừa qua, các trao đổi kinh tế, thương mại, đầu tư tiếp tục có sự phát triển tích cực, đặc biệt là thương mại hai chiều tăng khá nhanh, bất chấp tác động từ đại dịch Covid-19.

Thành tựu này cho thấy nền tảng quan hệ kinh tế Việt Nam – Liên minh châu Âu rất tốt, có tác động trực tiếp từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Đặc biệt, hai bên đồng tình với sáng kiến của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện châu Âu về việc thiết lập cơ chế hợp tác chung để giám sát, tiếp tục thúc đẩy việc thực thi Hiệp định EVFTA.

Liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn EU đã hỗ trợ Việt Nam thông qua cơ chế Covax, WHO... Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm vaccine phòng vaccine Covid-19 ở Việt Nam còn thấp, chưa thể tạo được miễn dịch cộng đồng để tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội, giao thương và du lịch…

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu.
Việt Nam ‘thân’ EU thì đã sao? - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với các đại biểu.

Thông qua Đại sứ, Chủ tịch Quốc hội đề nghị EU tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện giúp Việt Nam tiếp cận nguồn vaccine phòng Covid-19 của châu Âu, hợp tác trong chia sẻ bản quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng Covid-19.

Đồng chí Vương Đình Huệ nhắc lại, trong điều kiện hiện nay, thế giới và không một khu vực, một quốc gia, hay một người dân nào sẽ được an toàn khi chưa đảm bảo được vaccine phòng Covid-19.

“Do vậy, các quốc gia, doanh nghiệp sở hữu bản quyền công nghệ sản xuất vaccine cần tiếp tục chia sẻ với các quốc gia khác, nhất là các nước đang bị tác động nặng nền của đại dịch”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gợi ý.

Trao đổi với Chủ tịch Vương Đình Huệ, Đại sứ Giorgio Aliberti bày tỏ niềm vinh dự khi ở Việt Nam trong môi trường y tế an toàn, nhờ vào các giải pháp phòng, chống dịch quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ và chính quyền các địa phương.

 Đại sứ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hiện nay để tạo ra diện bao phủ rộng càng sớm càng tốt và khẳng định EU hộ mạnh mẽ Cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa Covid-19” (Covax) và đến nay đã cung cấp 2,4 triệu liều cho Việt Nam. Đại sứ cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng lên từ nay đến cuối năm.

 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2020
Việt Nam phản hồi về Báo cáo tự do tôn giáo, EVFTA, Mỹ điều tra gỗ dán

Đối với các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên khẳng định coi trọng, thúc đẩy quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện, trong đó có việc tăng cường hợp tác nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu (EP) cũng như với Nghị viện các nước thành viên EU, nhất là trong lĩnh vực lập pháp; thúc đẩy quan hệ giữa EP với Hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN (AIPA) mà Việt Nam là cầu nối quan trọng.

Tại cuộc gặp, Đại sứ Giorgio Aliberti mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tích cực trong hòa giải các vấn đề khu vực, đồng thời nhấn mạnh, ASEAN là đối tác quan trọng và EU ủng hộ vai trò trung tâm của Hiệp hội.

Trao đổi với ông Aliberti, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ Việt Nam ủng hộ vai trò của EU trong duy trì hòa bình ổn định, phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới.

“Việt Nam tích cực, nỗ lực hợp tác cùng các nhà lãnh đạo trong ASEAN góp phần hòa giải các vấn đề trong khu vực, hoan nghênh EU, EP ngày càng tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN”, ông Huệ nêu rõ.

Đồng chí Vương Đình Huệ cũng tin tưởng với sự nỗ lực của các bên, các thành viên ASEAN, vai trò của ASEAN ngày càng được phát huy để giải quyết các vấn đề của khu vực.

Việt Nam đề nghị Anh hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19

Ngày 19/5, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab.

Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Dominic Raab một lần nữa chúc mừng Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn được bổ nhiệm vào cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam.

Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2021
Việt Nam xây dựng kế hoạch thực hiện hiệp định thương mại tự do với Vương quốc Anh

Ông Raab bày tỏ tin tưởng với bề dày kinh nghiệm công tác, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ đưa ngành ngoại giao Việt Nam gặt hái nhiều thành công hơn nữa.

Trao đổi với Ngoại trưởng Anh, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn bày tỏ cảm ơn và khẳng định trong triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.

“Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược với Anh ngày càng thực chất, hiệu quả, đặc biệt năm 2020, hai bên đã ra Tuyên bố chung hướng tới đưa quan hệ Đối tác chiến lược lên mức cao hơn trong 10 năm tới và ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương UKVFTA”, ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng thời, hai bên nhất trí sớm nối lại các hoạt động trao đổi đoàn cũng như họp các cơ chế hợp tác chủ chốt, trong đó có Đối thoại Chiến lược - An ninh - Quốc phòng, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại (JETCO) và Đối thoại quốc phòng.

Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chúc mừng Anh đã đạt được những thành quả quan trọng trong kiểm soát dịch Covid-19, nhất là việc Anh là nước đi đầu ở châu Âu và thế giới trong triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng đề nghị Anh tạo điều kiện hơn nữa về cung ứng vaccine và xem xét thuận lợi việc chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Bộ trưởng Dominic Raab chúc mừng Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, cảm ơn Việt Nam ủng hộ và hỗ trợ Anh trong nỗ lực trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN cũng như việc gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Họp báo Bộ Ngoại giao. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Anh kinh nghiệm gia nhập CPTPP

Cũng trong cuộc điện đàm, Bộ trưởng Raab khẳng định Anh mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, nhất là khi Việt Nam giữ cương vị Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, nhấn mạnh việc đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, vì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.

Hai bên cũng trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí phối hợp chặt chẽ để bảo đảm thành công Hội nghị COP26 về biến đổi khí hậu mà Anh đăng cai tháng 11/2021.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, hai bên cũng nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN, ủng hộ thúc đẩy đối thoại, tìm giải pháp lâu dài cho tình hình Myanmar.

Việt Nam tiếp tục ngoại giao đa phương hóa với chính sách khôn ngoan

Việc Việt Nam ngày càng ‘thân’ EU, ‘xích gần’ với các đối tác, tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ ngoại giao với các nước Liên minh châu Âu sau thành công ký kết, phê chuẩn Hiệp định EVFTA và hàng loạt FTA khác, một lần nữa khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, khôn khéo của Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.

Quốc hội thông qua với tỉ lệ 94,62%. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2020
Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua EVFTA – sự kiện mong chờ từ lâu

Thế hệ lãnh đạo của Việt Nam hiện tại tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.

Trong các cuộc gặp cấp cao, tại các diễn đàn, sự kiện quốc tế, với nhiều tổ chức, thể chế lớn, Việt Nam luôn khẳng định là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Chính quyền Hà Nội luôn đi theo hướng “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi”.

Lãnh đạo Việt Nam từng chia sẻ về đường lối đối ngoại của đất nước trong 5 năm tới và những năm tiếp theo, cho thấy, về tổng thể, Đại hội XIII đã đưa ra chủ trương triển khai đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.

Trước hết là nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển, thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, “đảm bảo cao nhất lợi ích quốc gia dân tộc”.

Thứ hai là xác định mục tiêu của đối ngoại là nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong việc tạo lập môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, huy động được nguồn lực bên ngoài để phát triển, tạo uy tín của Đảng và đất nước.

Thêm một điểm rất mới và đặc biệt quan trọng là phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong bảo vệ đất nước, để bảo vệ từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy, đồng thời xây dựng một nền ngoại giao Việt Nam toàn diện từ đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, ngoại giao nghị viện.

Chiến lược ngoại giao toàn diện của Việt Nam là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao quốc phòng an ninh, ngoại giao văn hóa, trong đó, “đẩy mạnh song phương và nâng tầm đa phương là định hướng đối ngoại” đóng vai trò quan trọng.

Việt Nam xác định đẩy mạnh song phương là nỗ lực nâng cao tính hiệu quả, tính thực chất, chiều sâu trong quan hệ với các đối tác mà Hà Nội đã xây dựng được, đặc biệt là những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện.

457/457 Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa CHXHCN Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2020
Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA, EVIPA, Công ước số 105

Nâng tầm đa phương là làm sao phát huy tối đa vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương với 2 mục tiêu. Một là khai thác tốt các cơ chế đa phương để phục vụ lợi ích quốc gia dân tộc, trong đó để cho bạn bè quốc tế hiểu đầy đủ hơn về Việt Nam và ủng hộ các chủ trương, chính sách, lập trường của ta xung quanh vấn đề lợi ích, chủ quyền biển đảo, lãnh thổ quốc gia, tôn giáo, nhân quyền, người Việt ở nước ngoài, môi trường, an ninh phi truyền thống. Hai là không chỉ tích cực tham gia các cơ chế đa phương mà phải chủ động trong các cơ chế này, thậm chí không chỉ tham gia các sáng kiến mà phải đề ra các sáng kiến, cao hơn nữa là dẫn dắt.

Đáng chú ý, Việt Nam cũng thực hiện coi trọng quan hệ với Nga, Mỹ, EU, các nước láng giềng, tích cực, trách nhiệm với ASEAN và xây dựng cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.

Đáng chú ý, chính quyền Hà Nội khẳng định cam kết bảo vệ đất nước với tinh thần tăng cường quan hệ quốc tế về quốc phòng, an ninh. Cùng với đó vẫn kiên trì chính sách “ba không”, “bốn không” nhưng cũng sẵn sàng hợp tác để làm sao kết hợp bảo vệ đất nước, đóng góp vai trò của Việt Nam vào việc xây dựng môi trường hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Cùng với đó là đấu tranh làm thất bại các âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, chia rẽ, tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ chủ quyền, giải quyết tốt vấn đề an ninh trên biển, trên không ở Biển Đông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала