Сon hổ - Sputnik Việt Nam, 1920
Cứu hộ động vật hoang dã tại Việt Nam
Thiên nhiên phong phú của Việt Nam là ngôi nhà chung dành cho nhiều loài động vật kỳ bí từ khắp thế giới. Thật đáng tiếc, một số loài vật này đang trên bờ vực tuyệt chủng do nạn săn bắn trái phép và cảnh ô nhiễm môi trường.

Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới bị đe dọa: “Chúng ta là một phần của giải pháp”

© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhNhiều loài động vật hoang dã đứng trước cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học
Nhiều loài động vật hoang dã đứng trước cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang đứng trước nguy cơ của cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhiều quần thể động vật hoang dã ở các mức độ nguy cấp khác nhau, chủ yếu do mất môi trường sống. Để giải quyết vấn đề lớn này, cần sự chung tay, đồng lòng của cộng đồng thế giới, từ chính phủ đến người dân.

Chỉ 3% diện tích đất trên thế giới còn nguyên vẹn

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2021 có chủ đề “Chúng ta là một phần của giải pháp”. Đây là thông điệp kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên đối với các vấn đề toàn cầu như khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước, sinh kế bền vững cho con người.

Đa dạng sinh học và hệ sinh thái tự nhiên cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Cụ thể như các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn song, bảo vệ bờ biển. Các vùng đất ngập nước điều tiết dòng chảy lũ, rừng và cây rừng ổn định trầm tích, bảo vệ khỏi sạt lở đất. Các hệ sinh thái cũng kéo dài tuổi thọ của cơ sở hạ tầng, do đó tiết kiệm chi phí đầu tư của con người.

Buôn bán xác chuột ở chợ Hà Nội   - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2020
Sốc: Tìm thấy 6 loại virus corona trên động vật hoang dã ở Việt Nam

Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người (IBPES, 2019). Tình trạng này đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Các nhà khoa học nhận định chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn. Những khu vực ít ỏi không bị xâm hại bởi hoạt động của con người chủ yếu nằm trong các phần của rừng nhiệt đới Amazon và Congo, các khu rừng và lãnh nguyên phía Đông Siberi, Bắc Canada và sa mạc Sahara.

Thế giới đang trong cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học, nhiều quần thể động vật hoang dã, từ sư tử đến côn trùng, đang lao dốc về số lượng cá thể, chủ yếu do mất môi trường sống. Một số nhà khoa học cho rằng đợt tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 trên Trái đất đang bắt đầu và sẽ kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với thực phẩm, nước sạch và không khí.

© Sputnik / Vitaly Ankov / Chuyển đến kho ảnhNhiều động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống
Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới bị đe dọa: “Chúng ta là một phần của giải pháp” - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Nhiều động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống

Chính vì thế, Liên Hợp Quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hòa với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt; cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững.

Khi còn đương chức, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon từng nhấn mạnh:

“Phải đặt đa dạng sinh học ở mức ưu tiên cao hơn trong tất cả các quá trình đưa ra quyết định và trong tất cả các ngành kinh tế. Đa dạng sinh học phải là nền tảng để xây dựng các mục tiêu khác, chứ đa dạng sinh học không thể là một ý tưởng nảy ra sau khi các mục tiêu khác đã được quyết định. Chúng ta cần một tầm nhìn mới về đa dạng sinh học cho một hành tinh khỏe mạnh và một tương lai bền vững của nhân loại”.

Năm 1993, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 22/5 là Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức về vấn đề này. Đa dạng sinh học được xem như nguồn “hàng hóa” thiết yếu, nguồn cung cấp dịch vụ sinh thái và là nguồn sống cho con người. Vài thập niên gần đây, khái niệm “an ninh phi truyền thống”, trong đó có vấn đề suy giảm đa dạng sinh thái, đã trở nên cấp thiết hơn.

Giáo sư Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội) nói:

“Nếu ví hệ sinh thái như một chiếc xe hơi, thì mỗi loài thực vật, động vật đều giữ vai trò như một chi tiết của chiếc xe hơi đó. Chỉ thiếu một chiếc ốc vít thôi, là đã đe dọa đến sự an toàn khi chiếc xe vận hành. Nên để duy trì được sự sống, sự phát triển bền vững, thì mối quan hệ giữa loài người và các loài sinh vật, thực vật khác phải là mối quan hệ cộng sinh”.

Đa dạng sinh học của Việt Nam bị đe dọa

Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ sinh thái đa dạng sinh học và quan trọng nhất trên thế giới, cả về hệ sinh thái biển và trên cạn (đặc biệt là hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn). Việt Nam có nhiều kiểu hệ sinh thái tự nhiên, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Các loài động vật, thực vật hoang dã có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái, góp phần cho sự phát triển bền vững, mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người.

Dê hoang ở thành phố Llandudno thuộc xứ Wales - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2020
Không bóng người, hòa quyện với thiên nhiên. Dịch bệnh là cơ hội mới cho động vật hoang dã

Đa dạng sinh học đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây dựng và là các nguồn dược liệu, thực phẩm… Các hệ sinh thái tự nhiên còn giúp điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, còn là nguồn cảm hứng văn hóa nghệ thuật và gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt Nam từ hàng nghìn năm nay.

Theo báo cáo quốc gia lần thứ 6 đối với Công ước Đa dạng sinh học, Việt Nam hiện có khoảng loài 51.400 sinh vật đã được xác định. Trong đó, khoảng 7.500 loài/chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật trên cạn và dưới nước; khoảng 10.900 loài động vật trên cạn; khoảng loài 2.000 động vật không xương sống và cá nước ngọt; và hơn 11.000 loài sinh vật biển khác.

© Sputnik / Vladimir Vyatkin / Chuyển đến kho ảnhVoi châu Á là một trong nhiều loài động vật khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam
Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới bị đe dọa: “Chúng ta là một phần của giải pháp” - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Voi châu Á là một trong nhiều loài động vật khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam

Nhiều loài có giá trị, ý nghĩa to lớn về bảo tồn, đóng góp cho khoa học và khẳng định tầm quan trọng toàn cầu của đa dạng sinh học Việt Nam như: sao la, cheo cheo lưng bạc, các loài rùa (biển, cạn, nước ngọt), các loài linh trưởng, hươu sao, hổ, báo, bò xám, bò rừng, voi châu Á, thỏ vằn, mang lớn, mang Trường Sơn… Về loài chim, Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế đã xác định Việt Nam có 63 vùng chim quan trọng.

Về tính đặc hữu, khu hệ động vật Việt Nam không chỉ đa dạng về thành phần và còn có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước ở vùng Đông Dương. Nhiều chi, loài mới có giá trị khoa học cũng được phát hiện trên các vùng lãnh thổ khác nhau ở Việt Nam.

Theo thống kê, số loài và cá thể các loài hoang dã của Việt Nam có xu hướng giảm mạnh, nhiều loài quý, hiếm, nguy cấp đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao, như: rùa Hồ Gươm, voi châu Á, hổ (Panthera tigris), mèo lớn (Felidae spp.), gấu (Ursus spp.), tê tê (Manis spp.)… Sao La – loài thú đặc hữu của dãy Trường Sơn – cũng đứng trên bờ tuyệt chủng.

Theo Danh sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN Redlist) cập nhật đến tháng 11/2020, tổng cộng 745 loài bị đe dọa nằm ở Việt Nam, gồm 64 loài thú, 53 loài chim, 70 loài bò sát, 45 loài lưỡng cư và 96 loài cá. Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 ghi nhận 882 loài, trong đó số loài động vật quý, hiếm, nguy cơ tuyệt chủng tăng qua các năm. Có 9 loài chuyển từ các mức nguy cấp khác nhau lên mức gần như tuyệt chủng: tê giác hai sừng, bò xám, heo vòi, cầy rái cá, cá sấu hoa cà, hươu sao…

Nguyên nhân và giải pháp

Tăng cường bảo tồn các loài động vật hoang dã đang là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Một số nguyên nhân trực tiếp gây suy giảm, suy thoái đa dạng sinh học Việt Nam hiện nay có thể kể đến: nạn khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vật; hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của loài bị chia cắt và suy thoái (do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép, quá mức, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…; ô nhiễm môi trường; sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại (ốc bươu vàng, tôm càng đỏ, cây mai dương, bèo Nhật Bản…); tình trạng biến đổi khí hậu và nạn cháy rừng.

Hành khách trong mặt nạ bảo vệ gần ga Vũ Hán - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.05.2020
Chính quyền Vũ Hán cấm săn bắn, buôn bán trái phép và ăn thịt động vật hoang dã

“Trái đất đã mất nhiều triệu năm để có được hệ sinh thái hoàn thiện. Vì thế những gì đã mất đi là rất khó để hồi phục. Hậu quả của suy giảm đa dạng sinh học thậm chí còn nghiêm trọng hơn biến đổi khí hậu”, theo Giáo sư Trương Quang Học, Viện Tài nguyên và Môi trường (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Hơn nữa, bối cảnh toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức song song như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và nguồn nước… tác động đến đa dạng sinh học.

© Sputnik / Natalia Gorshkova / Chuyển đến kho ảnhCháy rừng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học của Việt Nam và thế giới bị đe dọa: “Chúng ta là một phần của giải pháp” - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học

Trước các thách thức đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã tiếp tục có sự thay đổi, điều chỉnh. Ví dụ, hoàn thiện các luật về bảo vệ và phát triển rừng, luật về đầu tư-kinh doanh, và đặc biệt là luật đa đạng sinh học năm 2008.

Theo Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường), các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể là phương pháp thay thế và phi truyền thống đối với các vấn đề môi trường như lũ lụt, khan hiếm nước, xói mòn đất… Chẳng hạn, khôi phục và bảo tồn các rạn san hô và vành đai rừng ngập mặn để tăng cường khả năng chống chịu lũ lụt ven biển và nước biển dâng, đồng thời là “tuyến phòng thủ” đầu tiên giúp tiêu tán năng lượng sóng để giảm nguy cơ sạt lở.

Bên cạnh đó, Bộ Tài Nguyên và Môi trường cũng đề ra nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, chương trình và đề án về bảo tồn đa dạng sinh học. Trong đó, rất cần sự vào cuộc kịp thời và chung tay của các bộ, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể và toàn thể người dân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала