- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19?

© Thanh Tùng - TTXVNYêu cầu toàn thể cư dân tòa chung cư Park 11 - Park Hill không rời khỏi tòa nhà kể từ 1h30 ngày 23/5 cho đến khi có thông báo mới.
Yêu cầu toàn thể cư dân tòa chung cư Park 11 - Park Hill không rời khỏi tòa nhà kể từ 1h30 ngày 23/5 cho đến khi có thông báo mới. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Đăng ký
Chuyên gia y tế nêu điều kiện để Việt Nam có thể đạt miễn dịch cộng đồng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, biến chủng Ấn Độ, Anh có tốc độ lây lan nhanh, nhiều ca bệnh không triệu chứng, một số người trẻ cũng có thể tử vong vì bệnh diễn tiến nhanh và khó lường.

Việt Nam tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới tăng cao, với 95 trường hợp nhiễm coronavirus mới chiều 24/5, tính chung cả ngày, Bộ Y tế xác nhận tới 187 ca bệnh nCoV, trong đó có 184 ca lây nhiễm cộng động, 3 người được cách ly ngay sau nhập cảnh.

Việt Nam cũng có thêm bệnh nhân Covid-19 thứ 44 tử vong. Bộ Y tế nêu nguyên nhân tử vong của ca bệnh 4807 cho biết, bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn trên nền viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, diễn biến dịch Covid-19 ở Bắc Ninh, Bắc Giang cho thấy cần có chiến lược phòng ngừa từ sớm, từ xa. Nếu có thêm nhiều địa phương xuất hiện chùm ca bệnh lây nhiễm ở các khu công nghiệp mà không thực hiện khai báo y tế công nhân thì sẽ lúng túng vì không đánh giá đúng nguy cơ.

Việt Nam phát hiện thêm 95 ca mắc Covid-19 mới chiều 24/5

Chiều tối ngày 24/5, Bộ Y tế công bố thêm 95 ca mắc coronavirus trong nước, riêng Bắc Giang, Bắc Ninh chiếm đến 77 trường hợp nhiễm nCoV, Hà Nội 13, Lạng Sơn 6, TP.HCM 1. Cả ngày Việt Nam có 187 ca mắc SARS-CoV-2 mới.

Tính từ đầu dịch đến nay, cả nước đã có 5404 trường hợp mắc Covid-19. Nêu cụ thể về các ca mắc mới hôm nay, theo Bộ Y tế, những trường hợp dương tính mới ghi nhận ở Hà Nội gồm 12 người là F1, một trường hợp trong khu phong tỏa. Các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 23-24/5.

Hà Nội phong tỏa tạm thời tòa Park 11 của Times City có ca nghi mắc COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Sáng 24/05: thêm 56 ca Covid-19 và chùm dịch mới ở Times City

Tại Bắc Giang, các trường hợp tại Bắc Giang được xác định mắc Covid-19 trong khu vực phong tỏa và liên quan ổ dịch khu công nghiệp Quang Châu. Kết quả xét nghiệm dương tính với coronavirus.

Ở Bắc Ninh, 27 người là F1 của bệnh nhân được Bộ Y tế công bố trước đó, 3 người xác định mắc bệnh trong khu vực phong tỏa và một trường hợp đang điều tra dịch tễ.

Lạng Sơn ghi nhận 6 ca mắc mới, trong đó có một người là F1, 3 công nhân của khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) và 2 người liên quan ổ dịch cũ. Tất cả đều đã được cách ly.

Ở TP.HCM, một bé trai 2 tuổi được xác định mắc Covid-19 thuộc diện F1 sau khi tiếp xúc bà ngoại (chủ quán bánh canh O Thanh, hẻm 287, đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3). Bệnh nhi này sống tại quận Tân Bình, hiện bé đang được điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Ngoài ra, Bộ Y tế còn thông báo nước ta có thêm một bệnh nhân Covid-19 nhập cảnh người Trung Quốc. Người đàn ông 45 tuổi đến Việt Nam vào ngày 24/4 và được cách ly tại Hà Nội. Ngày 23/5, ông có kết quả xét nghiệm dương tính với SAR-CoV-2.

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNNgười dân đến lấy mẫu xét nghiệm tại toà nhà T&T Group.
Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Người dân đến lấy mẫu xét nghiệm tại toà nhà T&T Group.

Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2.348 ca mắc Covid-19 trong nước tại 30 tỉnh, thành phố. Bắc Giang là địa phương có số bệnh nhân cao nhất cả vượt quá hơn 1000 người (1024 ca nhiễm). Địa phương này vẫn ghi nhận số lượng lớn người mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp mỗi ngày. Tuy nhiên, hầu hết đều đã được cách ly, trong khu vực phong tỏa.

Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị và Tổ hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, tính đến sáng 24/5, Việt Nam đang điều trị cho 2.258 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, 1.439 ca không có triệu chứng (tương đương 63,6%).

Ngoài ra, có 29,5% bệnh nhân (667 người) có triệu chứng lâm sàng nhẹ. Đặc biệt, 61 người tiên lượng nặng, 69 ca phải thở oxy, 7 người thở máy không xâm nhập và 20 trường hợp nguy kịch.

Việt Nam có thêm ca tử vong vì Covid-19

Chiều 24/5, Bộ Y tế lên tiếng xác nhận ca tử vong thứ 44 liên quan đến Covid-19 ở Việt Nam.

Theo đó, bệnh nhân 4807 là người phụ nữ 38 tuổi, tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS.

COVID - 19: Thanh Hoá căng mình chống dịch trên tuyến biên giới Việt-Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2021
Thanh Hóa: Khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh Covid-19

Cụ thể, theo thông báo của Tiểu Ban Điều trị, ca bệnh vừa tử vong là công nhân một khu công nghiệp.

Nữ bệnh nhân có triệu chứng sốt, ho, rát họng, mệt mỏi, xét nghiệm kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ngày 17/5.

Tuy nhiên, sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân có dấu hiệu bị suy hô hấp. Tối 22/5, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong tình trạng ho, tức ngực, khó thở, đau rát họng, phổi thông khí giảm hai bên. Chẩn đoán khi vào viện là viêm phổi do Covid-19 biến chứng suy hô hấp.

Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân được xử trí theo phác đồ thở ôxy mặt nạ, điều trị kháng sinh, kháng viêm. Đến khoảng 12h ngày 23/5, bệnh nhân diễn biến nặng hơn, tức ngực khó thở nhiều, chụp X-quang cho thấy phổi tổn thương lan tỏa hai bên, được cấp cứu thở ôxy dòng cao.

Đến 22h cùng ngày, bệnh nhân suy hô hấp nặng hơn. Sau hội chẩn với Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy, tiếp tục hồi sức. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân diễn biến xấu hơn, ngừng tuần hoàn (ngừng tim ngừng thở), cấp cứu không có kết quả.

“Bệnh nhân tử vong lúc 4h30 ngày 24/5. Chẩn đoán tử vong: Sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân viêm phổi do SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển ARDS”, Bộ Y tế kết luận.

Trước đó, đánh giá về đợt dịch này, các chuyên gia trong Tiểu ban Điều trị của Bộ Y tế cho rằng nhiều bệnh nhân nhiễm biến chủng Ấn Độ, trẻ tuổi và không bệnh lý nền tuy nhiên vẫn trở nặng nhanh, diễn tiến nặng dần trở thành nguy kịch.

Điển hình, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, hội chẩn các bệnh nhân hôm 21/5, cho biết chỉ trong gần một tháng kể từ ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận tới 2.000 ca Covid-19, tương đương số lượng bệnh nhân cả năm ngoái cộng lại. Số lượng bệnh nhân nặng trong đợt dịch này cũng khá cao. Các chuyên gia cho hay, cả nước có trên 50 trường hợp được tiên lượng rất nặng, 26 bệnh nhân phải thở máy và 4 ca can thiệp ECMO.

Thực tế, bệnh nhân thứ 44 tử vong được công bố chiều 24/5 vốn không nằm trong danh sách bệnh nhân được đánh giá là “rất nặng” và “tiên lượng tử vong”.

Do tỉnh Bắc Giang hiện chưa thiết lập khu vực điều trị hồi sức tích cực (ICU) nên khi bệnh nhân trở nặng sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tại Hà Nội để tiếp tục điều trị.

Chủ quán ở bãi đá sông Hồng bị phạt nặng vì để tập trung đông người

Ngày 24/5, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, TP.Hà Nội đã chỉ đạo lãnh đạo phường Nhật Tân trực tiếp xuống xử lý vụ việc đông người tụ tập ở bãi đá sông Hồng.

Xét nghiệm COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Việt Nam ghi nhận thêm 73 ca mắc Covid-19 trong nước

Theo ghi nhận, chiều 23/5, tại khu vực bãi đá sông Hồng, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, hàng trăm người đã đổ về nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi cuối tuần, phớt lờ những cảnh báo phòng chống dịch của TP. Hà Nội và Bộ Y tế.

Điều đáng nói là lượng người tập trung đông nghịt nhưng không đeo khẩu trang, vô tư chụp ảnh, ăn uống, trò chuyện. Tại khu vực bán nước uống, nhiều người đến mua không giữ khoảng cách, nhân viên và người mua đều không đeo khẩu trang.

Trước tình hình này, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ yêu cầu chủ tịch UBND phường Nhật Tân phải trực tiếp xuống kiểm tra, lập biên bản xử lý đối với địa điểm kinh doanh tại bãi đá sông Hồng, sau khi nhận được thông tin lượng lớn người tập trung đông nghịt để vui chơi, hóng mát, bất chấp quy định phòng chống Covid-19.

Ông Phạm Thế Vinh, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân xác nhận đã nắm bắt được tình trạng nêu trên và đang yêu cầu tổ công tác của phường củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.

Cơ quan chức năng yêu cầu chủ quán kinh doanh rút kinh nghiệm, không tái phạm đồng thời tiến hành lập biên bản xử phạt hành chính với mức phạt 17,5 triệu đồng đối với chủ quán này.

Lãnh đạo quận Tây Hồ cũng yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục phối hợp với Công an quận và Công an phường Nhật Tân, UBND phường Nhật Tân để giám sát chặt chẽ các hoạt động phòng ngừa dịch Covid-19.

Trước đó, theo Chỉ thị số 12 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thủ đô, không tụ tập quá 10 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và các địa điểm phục vụ công tác bầu cử, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K của Bộ Y tế và các biện pháp phòng, chống dịch. Đặc biệt, người đứng đầu các cấp, đơn vị, cơ sở chịu trách nhiệm trước thành phố nếu để xảy ra vi phạm.

Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ Bắc Giang nâng công suất xét nghiệm Covid-19

Sáng 24/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 đã có cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, hiện tại, số người mắc mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh chủ yếu là trong khu cách ly.  Các ca nhiễm mới vẫn tiếp tục tăng cao, đa số có liên quan đến khu công nghiệp mà phần đông là người của Công ty Hosiden Việt Nam (khu công nghiệp Quang Châu). Hiện có khoảng 4.000 công nhân công ty này đang cách ly, thời gian tới dự kiến sẽ còn xuất hiện thêm ca mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận cuộc làm việc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra khu cách ly tập trung phòng, chống Covid-19 của quân đội

Đặc biệt đáng lưu ý là trong thời gian gần đây, mỗi ngày Bắc Giang phát hiện từ 4 đến 8 ca lây nhiễm trong cộng đồng, có nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc gần với ca nhiễm trong khu công nghiệp. Hiện các lực lượng của tỉnh đang tập trung phòng, chống lây nhiễm trong cộng đồng, khu vực nhà trọ công nhân.

Chính quyền tại Bắc Giang đang từng bước giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho khoảng 60.000 công nhân ở 61 tỉnh, thành phố làm việc tại 4 khu công nghiệp.

Trong cuộc họp, đại diện tỉnh Bắc Giang cũng nêu ra vấn đề khó khăn trước mắt là công suất xét nghiệp còn yếu, có khoảng 20.000 đến 30.000 mẫu xét nghiệm không kịp trả kết quả trong ngày. Trước đó, Bộ Y tế đã hỗ trợ tỉnh về máy xét nghiệm, tỉnh cũng đã xây dựng xong bệnh viện dã chiến nhưng còn thiếu lực lượng vận hành, cần hỗ trợ thêm từ Bộ Y tế, Bộ Công an. Bên cạnh đó, lãnh đạo Bắc Giang mong muốn được tạo điều kiện để thông thương hàng hóa không bị ách tắc.

Bắc Ninh lên kế hoạch ứng phó với tình huống có trên 1.000 người mắc

Từ điểm cầu Bắc Ninh, Giám đốc Sở Y tế Tô Thị Mai Hoa cho biết, tính đến 6h sáng 24/5, toàn tỉnh phát hiện 499 ca dương tính. Trong số đó, có 480 ca đang được điều trị trên địa bàn tỉnh, có 34 bệnh nhân nặng. Đã thống kê được 37.000 trường hợp F1 và F2, thực hiện cách ly y tế 31.000 trường hợp. Lực lượng y tế đã lấy 338.786 mẫu xét nghiệm, trong đó trả kết quả cho hơn 335.000 mẫu.

Quan tài - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Tổ chức Y tế Thế giới nêu số lượng thực sự về các ca tử vong do COVID-19 trên thế giới

Ngày 20/5, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 ca dương tính tại Công ty SPICA ELASTIC Việt Nam (KCN Quế Võ 1). Ca bệnh này có 290 F1 và đến nay đã ghi nhận thêm 15 ca dương tính. Các lực lượng tỉnh đã tiến hành khoanh vùng tại Quế Võ và đơn vị liên quan. Toàn bộ công nhân nhà máy được coi là F1 và phải lấy mẫu gộp với các thành viên gia đình.

Trong khi đó, ổ dịch ở công ty Canon đã được kiểm soát và ngày 24/5 Canon sẽ đưa 200 công nhân đến vệ sinh nhà máy. Sắp tới đây, nhà máy sẽ trở lại hoạt động vào ngày 25/5.

Đêm 23/5 vừa qua, Bắc Ninh phát hiện 1 chùm ca bệnh trong cộng đồng, với 17 ca ở xã Nguyệt Đức (huyện Thuận Thành). Từ đêm qua, địa phương đã tiến hành phong tỏa xã Nguyệt Đức theo Chỉ thị 16/CT-TTg, đồng thời cho lấy mẫu xét nghiệm 1.300 người ở thôn. Trong số đó, có 17 mẫu dương tính.

Tỉnh đang tiếp tục truy vết các trường hợp liên quan đến các khu công nghiệp và người dân có triệu chứng sốt. Các đội phản ứng nhanh được lập ra để xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh ở các khu cách ly tập trung có triệu chứng nghi nhiễm về điều trị cơ sở y tế. Việc xét nghiệm sàng lọc được thực hiện mỗi lần trong 3-5 ngày.

Tỉnh Bắc Ninh hiện đang lên kế hoạch ứng phó với tình huống có trên 1.000 người mắc, với kịch bản có khoảng 25-30% ca nặng và 10% ca rất nặng. Tỉnh cũng sẵn sàng cho kịch bản 30.000 ca mắc do Bộ Y tế đưa ra.

Đáng chú ý, tại cuộc họp hôm nay, lãnh đạo hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh cũng đang lên phương án mở cửa cho các nhà máy, khu công nghiệp hoạt động trở lại, có sự hỗ trợ, giám sát của ngành y tế để bảo đảm an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, hai tỉnh này đang rất chờ đợi có càng sớm càng tốt các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

PTT Vũ Đức Đam: Phải khai báo y tế tất cả công nhân, phòng ngừa từ sớm

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Bắc Ninh, Bắc Giang là hai tỉnh đầu tiên “thực chiến” phòng chống dịch bệnh trong khu công nghiệp. Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị, nếu thấy các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các bộ, ngành chưa phù hợp trong thực tiễn thì hai tỉnh có thể linh hoạt, sáng tạo, trách nhiệm trong thực hiện, đúc rút kinh nghiệm cho các khu công nghiệp và địa phương khác.

© Ảnh : Nguyễn Điệp - TTXVNPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp.
Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19? - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2021
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Theo Phó Thủ tướng, nếu có thể quản lý chặt chẽ các công nhân có nguy cơ, tổ chức xe đưa đón làm việc, bố trí sản xuất an toàn thì còn an toàn hơn là dừng toàn bộ hoạt động một nhà máy, khu công nghiệp và đưa mấy chục nghìn người vào khu cách ly tập trung.

“Đây là thực tiễn mà hướng dẫn trước đây không còn phù hợp và phải điều chỉnh”, Phó Thủ tướng nhận định.

Ông Vũ Đức Đam cũng đề nghị Bộ Y tế ra văn bản điều chỉnh ngay lập tức để Bắc Ninh, Bắc Giang linh hoạt làm mẫu. Nếu kết quả chống dịch tốt, hiệu quả thì có thể xem xét, đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn quốc. Thực tế là mỗi nhà máy có hàng nghìn công nhân, một khu công nghiệp có hàng trăm nghìn công nhân, không thể cho xét nghiệm hằng ngày với số lượng lớn như vậy. Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh công nghệ để tính toán, tập trung xét nghiệm sàng lọc các bộ phận nguy cơ cao theo từng ngày, từ đó bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Vaccine. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Vingroup và các ‘ông lớn’ ngân hàng Việt Nam ủng hộ Bộ Y tế mua vaccine Covid-19
Bộ Công Thương, Bộ KH&ĐT được giao nhiệm vụ phối hợp, ra văn bản hướng dẫn yêu cầu tất cả người làm việc trong các khu công nghiệp tập trung và các nhà máy phải khai báo y tế.

“Diễn biến tại Bắc Ninh, Bắc Giang cho thấy chúng ta phải phòng ngừa từ sớm, từ xa. Nếu có thêm nhiều tỉnh xuất hiện dịch bệnh trong KCN mà không có khai báo y tế trước, không đánh giá được nguy cơ thì sẽ rất lúng túng, Khi dịch bùng phát trong cụm công nghiệp ở TP. Chí Linh (Hải Dương), Ban Chỉ đạo đã quán triệt nhưng các tỉnh thực hiện chưa nghiêm túc”, Phó Thủ tướng nói.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, chính quyền địa phương phải tăng cường trách nhiệm hơn nữa trong công tác này.

Đối với vấn đề thu hoạch nông sản của bà con, Phó Thủ tướng đề nghị Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh khác từ nay phải hết sức linh hoạt, không cứng nhắc. Với những người ở cùng một nhà trong thôn, xã, khi ra đồng làm việc trong môi trường thoáng khí thì chỉ cần giữ khoảng cách với thành viên hộ gia đình khác. Bên cạnh đó, có thể thực hiện sát khuẩn cho máy móc dùng chung trước khi giao lại cho người khác sử dụng.

“Phong tỏa một xã mà ngoài đồng cũng vắng theo thì nông sản thu hoạch thế nào, tiêu thụ ra sao. Các đồng chí phải rất sáng tạo”, ông Vũ Đức Đam chỉ rõ.
Khi nào Việt Nam có miễn dịch cộng đồng?

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, nếu muốn đạt được miễn dịch cộng đồng, Việt Nam cần tiêm vaccine cho 60-70% dân số.

Lực lượng y tế quận Hà Đông đã có mặt ngay sáng 13/5 tiến hành các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2021
Thêm 24 ca mắc Covid-19, dự kiến tiếp tục tăng

Theo ông Phu, hiện Bộ Y tế tích cực đàm phán để tìm nguồn vaccine Covid-19, đồng thời các đơn vị trong nước cũng đang nỗ lực nghiên cứu, thử nghiệm.

“Đến cuối năm nay, chúng ta vẫn chưa thể đảm bảo có vaccine tiêm đủ cho người dân để tạo miễn dịch cộng đồng”, ông Phu lưu ý.

Theo vị chuyên gia, trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, PGS.TS Trần Đắc Phu đề nghị người dân tìm hiểu, cần nắm được con đường lây nhiễm của virus corona để có biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình phù hợp.

PGS.TS Trần Đắc Phu lưu ý, dù là biến chủng nào, SARS-CoV-2 vẫn lây truyền theo con đường hô hấp, thông qua hình thức giọt bắn. Trong môi trường kín, kém thông gió, virus sẽ lơ lửng trong không khí lâu hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Do đó, cần tuân thủ hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang đúng quy định. Ông Phu cho hay, ở ngoài cộng đồng có thể đeo khẩu trang vải, nhưng khi tới bệnh viện bắt buộc phải dùng khẩu trang y tế và tuân thủ quy định phòng chống dịch.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала