Chuỗi sản xuất sẽ không rời khỏi Việt Nam để quay lại Trung Quốc

© Depositphotos.com / ChinaImagesCông nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc
Công nhân làm việc trong phân xưởng của nhà máy Foxconn Technology Group ở Thâm Quyến, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Đăng ký
Có hiện tượng số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt là ở vài tỉnh miền Bắc. Chính quyền đã cho cách ly 4 khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, mà tại 3 cơ sở trong số đó triển khai dây chuyền sản xuất Foxconn của Đài Loan, nhà cung cấp chính của Apple hùng mạnh.

Trong thời gian qua Foxconn cũng đã đóng cửa các xí nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 ở Ấn Độ, nơi căn bệnh truyền nhiễm đang bùng phát đợt mới dữ dội.

Động tác này khiến ông Trương Chí Vĩ (Zhang Zhìwěi) trưởng chuyên gia kinh tế tại công ty đầu tư lớn của Hồng Kông là Pinpoint Asset Management đưa ra tuyên bố rằng trong trường hợp tiếp diễn cuộc khủng hoảng coronavirus, các công ty từng rút sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc có thể đưa cơ ngơi của họ trở lại.

Bệnh viện nhà nước ở Ahmedabad, Ấn Độ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2021
Đại dịch ở Ấn Độ có gây khó khăn cho các nhà sản xuất Trung Quốc?

Dự báo đó có xác đáng chăng?

Trung Quốc không phù hợp về nhiều tiêu chí

Chuyên gia Nga hàng đầu về kinh tế Việt Nam, nhà lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, GS-TSKH Vladimir Mazyrin không tán thành với nhận định của ông Trương kể trên.

«Người ta thường cho rằng các công ty rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, để tránh bị áp thuế cao hơn đối với các sản phẩm. Nhưng trên thực tế, quá trình này đã bắt đầu sớm hơn và nguyên có là do mức sống ở Trung Quốc tăng lên đáng kể, do đó, chi phí lao động cũng tăng ảnh hưởng đến lãi suất, còn chiến tranh thương mại chỉ thúc đẩy nó. Bây giờ có nghĩa lý gì nếu đưa sản xuất trở lại Trung Quốc? Bởi rốt cuộc chính quyền Biden không huỷ bỏ mức thuế cấm đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Thêm nữa, chúng ta biết Việt Nam đấu tranh chống đại dịch đạt thành công bằng cách thi hành những biện pháp cứng rắn cục bộ và không để đến nền kinh tế nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôi tin chắc rằng vấn đề sẽ được giải quyết cấp thời, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ sớm khôi phục hoạt động và số vốn khổng lồ mà Foxconn và các tập đoàn nước ngoài đầu tư cho tổ chức sản xuất tại Việt Nam sẽ không bị tiêu phí».
© AFP 2023 / StringerNhà máy Foxconn
Chuỗi sản xuất sẽ không rời khỏi Việt Nam để quay lại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Nhà máy Foxconn

Những «gã khổng lồ thế giới» đã và đang rời Trung Quốc

Kết quả công trình nghiên cứu do tổ chức tư vấn UBS tiến hành cho thấy 76% công ty Hoa Kỳ có nhà máy ở Trung Quốc trong năm 2020 đang quá trình xúc tiến hoặc tính toán dời chuyển địa điểm hoạt động sang nước khác, trong đó Việt Nam thường đứng đầu danh sách ưu tiên để dời đến. «Gã khổng lồ» về trang phục thể thao Nike đã chuyển các cơ sở sản xuất mạnh của mình sang Đông Nam Á và châu Phi được một thời gian rồi.

Việc Cảng quốc tế Long An được xây dựng và đi vào hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp trong khu vực cắt giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của khu vực. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2021
“Ngôi sao đang lên”: Việt Nam thành cứ điểm sản xuất công nghệ thế giới?

Apple lừng danh đang khuyến khích các nhà cung cấp của mình, trong đó có Foxconn, Delta Electronics và Pegatron, chuyển tới 30% lượng sản xuất iPhone từ Trung Quốc, và 1/3 sản xuất AirPods cùng số lượng lớn iPad để sản xuất ở Việt Nam. Alphabet, tập đoàn mẹ của hệ thống công cụ tìm kiếm Google, thì đã chuyển cơ sở sản xuất điện thoại thông minh đầu đàn của mình là Pixel sang Việt Nam, những sản phẩm khác nhau dành cho «ngôi nhà thông minh» được làm ở Thái Lan còn bảng điều khiển đám mây đã chuyển sang Malaysia. Hasbro, nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới, đã dời một phần đáng kể quy trình sản phẩm của mình từ Trung Quốc sang các nhà máy ở Việt Nam và Ấn Độ. Còn tập đoàn Adidas thì kể từ năm 2010 đã giảm một nửa sản lượng tại Trung Quốc và chuyển chủ yếu sang Việt Nam. Nhìn chung, theo báo cáo của Phòng Thương mại-Công nghiệp Đức, trong năm 2019, gần ¼ các công ty Đức làm việc tại Trung Quốc đã chuyển hoạt động sản xuất của họ ra khỏi đất nước này.

Các «ông lớn» Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang rời bỏ Trung Quốc. Samsung Electronics đã đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh còn lại của mình ở nước này vào năm 2019 còn năm 2020 xí nghiệp cuối cùng sản xuất máy tính xách tay của công ty ở Trung Quốc đã được chuyển sang Việt Nam. Hyundai Motor Group đã đóng cửa nhà máy của tập đoàn ở Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2019 và đang mở mang sản xuất các loại xe của mình tại Ấn Độ. Sony đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại thông minh ở Bắc Kinh vào năm 2019 và chuyển sản xuất sang địa điểm gần Bangkok, còn nhà sản xuất trò chơi Nintendo thì «di cư» sang Việt Nam. Hơn nữa, đáng chú ý là cả hai công ty Nhật Bản đều nhấn mạnh rằng bước đi này là bởi giá cả ở Trung Quốc tăng vọt trong khi họ mong muốn đa phương hóa sản xuất, chứ không phải do cuộc xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Chuỗi sản xuất sẽ không rời khỏi Việt Nam để quay lại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2021
Nhà máy Samsung tại Việt Nam.
«Cần nói thêm là các công ty Mỹ còn chú ý đến cả yếu tố địa chính trị. Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác đang tiến tới gặp gỡ, là chỗ dựa đáng tin cậy ở Đông Nam Á, trong khi Trung Quốc là đối thủ chính, sẽ giở ra bất cứ chiêu thức gì, cần đề phòng. Do đó, tôi không thấy có lý do nào để chuỗi sản xuất quay trở lại Trung Quốc», - GS-TSKH Mazyrin kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала