Nhóm các nhà khoa học do chuyên gia về chất thải hạt nhân Claire Corkhill đứng đầu đã cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của các phản ứng hạt nhân mới tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, đồng thời đề xuất cách ngăn chặn quá trình nguy hiểm này. Họ đã mô phỏng trong điều kiện phòng thí nghiệm tình huống phát sinh sau vụ tai nạn tại nhà máy điện vào ngày 26 tháng 4 năm 1986. Sau loạt vụ nổ, một đám cháy bùng phát trong lò phản ứng. Nhiệt độ lõi tăng mạnh và các thanh nhiên liệu uranium tan chảy cùng với lớp bọc zirconium, các bộ phận lò phản ứng (thép, bê tông) và cát được thả vào lò phản ứng để dập tắt ngọn lửa.
Tai nạn năm 1986
Tai nạn ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra ngày 26 tháng 4 năm 1986. Khối lò năng lượng thứ tư của nhà máy phát nổ. Sau vụ tai nạn, cơ quan chuyên trách đã cho xây vỏ “quách” bao phủ toàn bộ bên trên nhưng trong những năm gần đây dần lớp phủ này bị hư hại. Chính quyền Ukraina muốn biến nhà máy Chernobyl thành hệ thống an toàn bằng cách sử dụng lớp bảo vệ là “hầm chôn” mới, sẽ là một cấu trúc hình vòm cao 105 mét, dài 150 mét và rộng 260 mét. Công trình xây dựng “hầm chôn” từng được dự kiến hoàn thành vào năm 2015, nhưng do thiếu kinh phí, khâu kết thúc công việc đã bị hoãn cho đến tháng 5 năm 2018. Trước đây, mốc vận hành “hầm chôn” mới ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được lên kế hoạch vào tháng 12 năm 2018.
Giải pháp cho vấn đề
Corkhill đề nghị đưa robot vào phòng 305/2, nơi phát hiện phản ứng hạt nhân, và khoan qua lớp nóng chảy để lắp các trụ boron nhằm hấp thụ lượng neutron dư thừa.
“Trở ngại lớn ở đây là chất tan chảy rất cứng”, bà nói.
Chuyên gia hy vọng chất tan chảy thu được trong điều kiện phòng thí nghiệm sẽ giúp tạo ra một robot như vậy để thực hiện kế hoạch của mình. Các nhà khoa học cho rằng chưa cần phải vội vàng. Có lẽ nhiên liệu hạt nhân sẽ tự ngừng phản ứng.
Trước đó, tạp chí Science công bố một bài báo cảnh báo về việc tái diễn các phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Các chuyên gia từ Viện các vấn đề an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở Kiev không loại trừ việc các quá trình này có thể kích hoạt giải phóng năng lượng. Nhà hóa học hạt nhân Neil Hyatt nhấn mạnh không thể bỏ qua mối đe dọa này.