Trực thăng là cỗ máy không thể thiếu trong hàng loạt trường hợp, nó bay thấp và chậm hơn nhiều so với phi cơ phản lực, nhưng về thuật lái lại phức tạp hơn. Chỉ cần hình dung điều này đơn thuần qua việc người lái trực thăng phải thao tác không phải với một cần điều khiển, mà là hai chiếc.
Cô gái người Nga Anastasia Apaseikina là phi công trẻ lái máy bay trực thăng Mi-8. Cô đang sống ở Cộng hòa Tatarstan (vùng Volga), phục vụ trong cơ quan «công lực» rất nghiêm túc là Quân Cận vệ Nga Rosgvardiya. Tổng thời lượng bay của cô là 270 giờ.
Единственная женщина-пилот Росгвардии из Татарстана Анастасия Апасейкина стала почетным гостем выставки в Москве
— Татар-информ (@tatar_inform) May 24, 2021
В столице России открылась международная выставка HeliRussia, на которой представили новейшие разработки вертолетной промышленности.https://t.co/2lohhkJtrq pic.twitter.com/VHuixv1pPJ
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Anastasia nói:
“Rõ ràng có cơ duyên tiền định nào đó đã đưa tôi đến với ngành hàng không. Tôi rất thích bay, và tôi không thể tưởng tượng nổi bản thân mình nếu như không được cất cánh lên bầu trời”.
Hiển nhiên, sẽ chẳng thể có gì để làm trong ngành hàng không nếu như bản thân bạn không có nguyện vọng được bay, trong tâm hồn thiếu niềm đam mê lành mạnh và tình yêu có phần cuồng nhiệt dành cho bầu trời. Ở đây, không thể coi công việc thuần tuý chỉ như một nghề thủ công, một cách kiếm tiền, mà còn tệ hơn nữa, là phải không ngừng thúc ép chính mình, bay «với sự cố sức». Những người như vậy sẽ không trụ lại lâu với nghề lái máy bay.
Nhận câu hỏi tại sao lại lựa chọn trực thăng, Anastasia Apaseikina đáp ngay như sau:
«Lúc đầu tôi bay chính là trên máy bay phản lực. Sinh hoạt trong Câu lạc bộ Hàng không, tôi đã học điều khiển thành thạo các phi cơ Yak-52 và Cessna-172 hạng nhẹ. Thế còn những chiếc trực thăng thì sao? Tôi từng không thể hiểu nổi máy bay cánh quạt là cái gì, làm thế nào mà những cỗ máy kềnh càng này thậm chí có thể bay lên được? Đối với tôi, trực thăng rõ ràng không gọn gàng và mạnh mẽ như máy bay. Tôi đâm ra hiếu kỳ. Bởi đã có số lần «cất cánh» nhất định trên bầu trời, tôi vào học trường Cao đẳng Kỹ thuật Bay Omsk, nơi đào tạo các phi công-hoa tiêu dành cho trực thăng kiểu Mi-8. Nhân tiện xin nói luôn, gần đây trường Cao đẳng này bắt đầu đào tạo cả đội bay dành cho các trực thăng «Ansat» hạng nhẹ, nhưng đó là sau khi tôi đã tốt nghiệp ra trường. Chẳng sao cả, khi có cơ hội nhất định tôi cũng sẽ làm chủ được chiếc trực thăng tiên tiến nhất này».
Nữ phi công không tán thành với ý kiến cho rằng phụ nữ và máy bay trực thăng là những khái niệm bất tương thích.
«Tôi không nghĩ công việc của mình là có hại. Nghề phi công hoàn toàn không nặng nhọc hơn hoặc có hại hơn những công việc khác. Đúng là khi lái máy bay thường có những rung động mạnh. Nhưng ngay từ thời Liên Xô cũng đã có các nữ phi công lái Mi-8, bay khá lâu dài nhưng sức khỏe vẫn rất ổn».
Nhiệm vụ mà các thành viên lực lượng Quân Cận vệ Rosgvardiya đảm trách nhiều khi là khẩn cấp và mau lẹ. Chỉ có thể cung cấp nhân sự nhanh chóng bằng đường hàng không. Vì vậy, Anastasia hay phải thực hiện chuyến bay đến nhiều vùng khác nhau của nước Cộng hòa. Và những chàng trai dũng mãnh, các sĩ quan Cận vệ Nga cũng đã quen với việc họ ngồi yên trong khoang còn một cô gái khá mảnh dẻ cầm lái điều khiển trực thăng. Tự bản thân Anastasia thì bình thản nói về chuyện này như sau:
«Trong công tác của chúng tôi, phải hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời hạn ngắn ngủi ít ỏi không phải là trường hợp hiếm gặp. Và cánh đàn ông chẳng có lựa chọn nào khác: hoặc là bay với tôi, hoặc không bay, cố gắng đến đích bằng đường bộ nhưng sẽ mất hàng tiếng đồng hồ».