Bên bờ vực cuộc chiến hạt nhân
Tác giả của bài báo là Kris Osborn nhấn mạnh rằng chuyện ở đây nói về đòn tấn công mà phía hứng chịu sẽ không thể thực hiện bất kỳ hành động đáp trả. Theo quan điểm của ông này, Nga có thể quyết định thực hiện bước đi như vậy, bởi Hoa Kỳ đơn giản là sợ không dám phản ứng.
«Có thể nảy ra ý nghĩ rằng cuộc tấn công hạt nhân có mục tiêu và hủy diệt ngay từ đòn đánh đầu tiên sẽ giúp nhanh chóng chiếm vùng lãnh thổ tranh chấp, đồng thời tăng cao rủi ro đến mức Hoa Kỳ quyết định không đáp trả để tránh thảm họa toàn cầu», - Osborn viết và nói thêm rằng nếu Matxcơva nghĩ theo hướng đó thì lối tiếp cận này của Washington là đầy mạo hiểm bất trắc.
Thực tế Nga và Hoa Kỳ sở hữu các vũ khí chiến thuật công suất nhỏ đã làm dấy lên cuộc bàn luận về khả năng «hạ thấp ngưỡng» chiến tranh hạt nhân. Những người ủng hộ chính sách ngăn chặn cứng rắn tuyên bố rằng việc sử dụng bất kỳ vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ dẫn đến đòn phản công tử thần. Và thông điệp của toàn bộ chiến lược Mỹ bao hàm ở «sự hủy diệt hoàn toàn» trong cuộc trả đũa - chuyên gia nhấn mạnh.
Hoa Kỳ có thể đáp trả như thế nào?
Theo lời Osborn, Lầu Năm Góc đang đặt cược vào loại đầu đạn hạt nhân công suất thấp Trident II D5, bởi cho rằng loại đầu đạn này sẽ giúp «tăng cường khả năng răn đe Nga» và giảm bớt khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân quy mô toàn cục. Khái niệm này dựa trên nghịch lý: «triển khai vũ khí hủy diệt với mục đích cụ thể là không bao giờ sử dụng vũ khí đó», - chuyên gia của NI khái quát.