Tại sao giáo dục trực tuyến không vừa ý nhà chức trách Trung Quốc?
Các cơ quan chức năng quản lý đã quyết định phá hủy dịch vụ giáo dục trực tuyến của Trung Quốc. Chỉ trong vài tháng ngành này đã mất khoảng 27 tỷ USD. Cú đòn nặng nhất giáng vào ba công ty quốc gia: Gaotu, TAL Education Holding và New Oriental Education & Technology.
Cơ sở đầu tiên thiệt hại đến 90% giá trị do lệnh trừng phạt của chính quyền. Vốn tư bản của chủ sở hữu Gaotu, Larry Trần Hướng Đông (Xiangdong Chen) 49 tuổi, đã giảm từ 16,5 tỷ USD xuống còn 1,6 tỷ USD kể từ đầu năm 2021. Cùng trong thời gian này TAL Education Holding chuyên cung cấp dịch vụ dạy kèm cho học sinh tiểu học và trung học đã mất hơn 60% giá trị. Chủ sở hữu dịch vụ New Oriental Education & Technology là Vu Mẫn Hoãng (Minhong Yu) đã mất 2,1 tỷ USD do quyết định của nhà chức trách Trung Quốc.
Có giải thích sở dĩ chính quyền hành động như vậy là thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình nhằm giảm nhẹ gánh nặng sức ép học hành cho học sinh trong thời gian ngoại khóa. Các chuyên gia phân tích từ công ty nghiên cứu Blue Lotus Capital Advisors ở Thâm Quyến nhấn mạnh rằng hạn chế của Chính phủ đối với các gia sư trực tuyến còn nhằm đấu tranh chống lại hành vi gian lận và lạm dụng giá cả từ phía các doanh nghiệp internet.
Chiến tranh với Jack Ma
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành «siết chặt ốc vít» với kinh doanh Internet trong suốt mấy tháng. Mâu thuẫn giữa chính quyền và các doanh nhân ngày càng gay gắt do xung đột giữa ông chủ Alibaba Jack Ma với nhà điều hành quản lý quốc gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tiếp theo là sự gián đoạn IPO của công ty con thuộc Alibaba, lệnh cấm với hàng trăm ứng dụng và dịch vụ dường như mang nguy cơ đe dọa với dữ liệu cá nhân của cư dân. Trước áp lực từ chính quyền, hồi cuối tháng 5, Jack Ma tuyên bố từ chức Chủ tịch Đại học Hupan, là Học viện kinh doanh tinh hoa mà ông này đã thành lập 6 năm về trước.