Một giáo sư khoa học chính trị từ Hoa Kỳ nói với Sputnik, theo quan điểm của ông, từ khi nào nước Nga trở nên khó đoán định.
Một nền dân chủ khác
Nga trở nên khó đoán định đối với Hoa Kỳ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, Washington khi đó đang chờ đợi một nền dân chủ kiểu phương Tây, không hiểu về những thay đổi đã diễn ra kể từ đó, và mặc dù mối quan hệ nồng ấm giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ khó có thể diễn ra, nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Kenneth Cosgrove - giáo sư khoa học chính trị và luật tại Đại học Suffolk nói với Sputnik.
“Nhận thức méo mó thực sự bắt đầu từ đâu: chúng tôi nghĩ rằng sẽ phải đối phó với một dòng dân chủ kiểu phương Tây, nhưng thay vào đó là một kiểu chế độ khác. Tôi không chắc rằng người Mỹ nhận thức được về đã có sự thay đổi mạnh mẽ thế nào kể từ khi Liên Xô sụp đổ", - Cosgrove nói.
Theo giáo sư Mỹ, có nhiều lĩnh vực mà hai quốc gia có thể tìm thấy điểm chung. Biden quan tâm đến hợp tác với Liên bang Nga, vì đối thoại có hiệu quả hơn đối đầu, theo Cosgrove.
"Bây giờ có thể rất khó để có một mối quan hệ nồng ấm, nhưng để kiểm soát được chắc chắn là có thể", anh nói. - "Tốt nhất, cả hai nước cần phải lùi lại trong ngôn từ, để nhấn mạnh đến các lĩnh vực có lợi ích chung chứ không phải sự khác biệt", - giáo sư nói thêm.
Như Cosgrove đã nói, Hoa Kỳ nghĩ và "coi là hợp lý" nếu nước Nga thời hậu Xô Viết sẽ đi theo con đường xây dựng xã hội giống như Hoa Kỳ đã làm, để trở thành một nền dân chủ giống như vậy.
“Nga có quá ít kinh nghiệm để thiết lập một hệ thống như vậy, tình hình hỗn loạn trên thực tế, và việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế Liên Xô là việc rất khó khăn", - nhà khoa học cho biết.
Một nguyên nhân khác dẫn đến mối quan hệ khó khăn, chuyên gia gọi là văn hóa của các cơ quan dịch vụ đặc biệt, khó thay đổi.
“Cả hai nước đều có các cơ quan và bộ được tạo ra để giám sát và đối đầu với nhau trong Chiến tranh Lạnh", - theo Cosgrove.
Sự khác biệt về lợi ích
Ông gọi sự mở rộng về phía đông của NATO và mối quan hệ của Nga với các nước láng giềng thân cận nhất là một phần khác của vấn đề: Washington không hài lòng về Nga, với hệ thống quyền lực không đáp ứng được kỳ vọng của Mỹ, và Nga thì không hài lòng do quân đội NATO ở sát biên giới, «mặc dù người ta đã hứa điều này sẽ không xảy ra". Quan điểm của Mỹ và Nga khác nhau về tình hình Ukraina và Crưm, chuyên gia nói.
"Quá nhiều việc trong quá khứ và sự không phù hợp về lợi ích hiện tại sẽ chống lại mối quan hệ tốt đẹp. Vì vậy, các cuộc gặp gỡ và giao lưu văn hóa rộng rãi giữa các nhà lãnh đạo và công dân của cả hai nước vẫn quan trọng", - ông nhấn mạnh:
Chính quyền Mỹ có cái nhìn khác về các chiến dịch bầu cử tại Nga và sự ủng hộ của Nga đối với Belarus, cũng như tình hình với giới đối lập, nhà khoa học nhấn mạnh.
"Mỹ luôn nói về những thứ như giá trị dân chủ và nhân quyền bởi vì họ muốn nói đến những điều này theo cách riêng của họ", Cosgrove nói, đồng thời cho biết thêm Trung Quốc và Nga định nghĩa những khái niệm này theo cách khác nhau.
Một vấn đề gây khó chịu trong nội bộ nước Mỹ là câu hỏi "Nga đã làm gì hoặc không làm gì trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2016 và 2020", đảng Dân chủ bị ám ảnh bởi chủ đề này trong bốn năm qua, chuyên gia lưu ý.
“Đây là một yếu tố gây khó chịu trong chính sách đối nội của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến hình ảnh của Nga là nước kế thừa Liên Xô, vốn đã tạo dựng vững chắc ở Mỹ trong Chiến tranh Lạnh”, - giáo sư cho biết.