Giám đốc khoa học Viện Chính sách Vũ trụ Nga Ivan Moiseev nói với Sputnik.
Vào ngày 17 tháng 6, ba thành viên phi hành đoàn của tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 12 sau khi ghép nối với trạm đã tiến vào module chính Thiên Hòa của trạm quỹ đạo Thiên Cung, trở thành ba người Trung Quốc đầu tiên vào trạm vũ trụ của riêng họ, theo Cơ quan Hàng không vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA).
"Việc tạo ra trạm quỹ đạo Thiên Cung là một đóng góp quan trọng vào việc khám phá không gian trên các tàu vũ trụ có người lái. Điều đáng chú ý: Trung Quốc đã đạt được tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong hàng không vũ trụ có người lái trong bối cảnh các chuyên gia Nga đang tranh luận về nhu cầu của các chuyên bay như vậy. Việc Trung Quốc tạo ra trạm vũ trụ chở người dài hạn (trạm vũ trụ thứ ba sau Mir và ISS) là một lập luận ủng hộ sự phát triển hàng không vũ trụ có người lái, chuyên gia Nga cho biết.
Tuy nhiên, đối với ngành hàng không vũ trụ của Nga, thành công của Trung Quốc cũng có thể đồng nghĩa với việc tăng sức cạnh tranh trên thị trường các chuyến bay vũ trụ thương mại trong tương lai, ông Moiseev nói.
#BREAKING: China successfully launches the crewed spacecraft #Shenzhou12 pic.twitter.com/AnOIMbOQlj
— People's Daily, China (@PDChina) June 17, 2021
"Cho đến nay, Trung Quốc chưa công bố ý định thực hiện các chuyến bay vũ trụ thương mại. Nhưng, việc xây dựng trạm quỹ đạo tạo ra tiềm năng như vậy, và CHND Trung Hoa chắc chắn sẽ muốn sử dụng nó. Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nga, nhưng chỉ trong tương lai", - ông nói.
China on Thursday launched the crewed spacecraft #Shenzhou12, which is expected to send three astronauts to its space station core module #Tianhe for a three-month mission. pic.twitter.com/t0vXP45cL1
— People's Daily, China (@PDChina) June 17, 2021
Nhiệm vụ chính của trạm Thiên Cung cũng giống như nhiệm vụ của các trạm vũ trụ Mir và ISS - học hỏi kinh nghiệm trong không gian. Nhiệm vụ thứ hai là học cách thu lợi nhuận từ công việc này. Nhiệm vụ thứ ba là nghiên cứu khoa học trong nhiều lĩnh vực. Nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh, thử nghiệm những công nghệ mới. Ông Moiseev nhấn mạnh, Trung Quốc thu hút và mời tất cả các nước trên thế giới tham gia vào các dự án này.
Trung Quốc vẫn còn cách xa vị trí dẫn đầu
Theo chuyên gia Moiseev, Trung Quốc vẫn còn cách xa vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực thám hiểm không gian trên các tàu vũ trụ có người lái, và chắc là hiện nay Bắc Kinh không đặt cho mình một nhiệm vụ như vậy.
“Trạm ISS hoạt động trong suốt hơn 20 năm qua, có kích thước lớn gấp 5-6 lần so với trạm Thiên Cung sau khi Trung Quốc triển khai đầy đủ. Bây giờ trọng tâm chú ý trong lĩnh vực du hành vũ trụ đang chuyển sang các chuyến bay đến Mặt Trăng và lên Mặt Trăng, và Trung Quốc cũng đang tiến theo hướng này, nhưng Hoa Kỳ đã tiến xa hơn nhiều”, - ông nói thêm.
Module Thiên Hòa (Tianhe) được phóng vào tháng 4 năm 2021 là module cốt lõi của Trạm không gian Thiên Cung. 2 phòng thí nghiệm không gian Vấn Thiên (Wentian) và Mộng Thiên (Mengtian) dự kiến sẽ ghép nối với trạm không gian vào năm 2022. Ngoài ra, vào năm 2025, module vật lý thiên văn Xuntian sẽ được đưa vào hoạt động, sẽ định kỳ ghép nối với trạm để bảo trì.
Phi hành đoàn của trạm Thiên Cung sẽ bao gồm ba người, thời gian các chuyến thám hiểm sẽ là sáu tháng. Các phi hành đoàn dự kiến sẽ được đưa đến trạm bằng tàu Thần Châu, và thực phẩm, nhiên liệu và thiết bị - bằng tàu chở hàng Thiên Châu. Trong tương lai, ba module nữa có thể được cung cấp cho trạm Thiên Cung.