Bộ công an báo cáo Thủ tướng kết quả dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay (22/6), Bộ Công an tổ chức hội nghị tổng kết xây dựng, triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ TT&TT, Nội vụ, KH&ĐT, LĐ-TB-XH cùng lãnh đạo Đảng ủy Công an T.Ư .

Đúc kết 4 kết quả thần tốc

Báo cáo kết quả thực hiện dự án gồm cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, hai dự án trên được Thủ tướng phê duyệt năm 2020 giao Bộ Công an chủ trì.

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Bộ công an báo cáo Thủ tướng kết quả dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.06.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị tổng kết Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Các dự án nêu trên do Bộ trưởng, Đại tướng Tô Lâm làm Trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo, được triển khai ở bốn cấp công an theo hướng "Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở".  Mặc dù là hai dự án độc lập, nhưng Bộ Công an chỉ đạo lồng ghép tối đa hai dự án để đảm bảo đồng bộ, tránh lãng phí.

Qua đó, giúp giảm dự toán so với ban đầu hơn 1.000 tỷ đồng. Hai dự án cũng được Bộ Công an chủ động đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào giám sát ngay từ đầu, đảm bảo tránh gây thất thoát, lãng phí. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, trong thời gian ngắn với sự vào cuộc đồng bộ toàn hệ thống và lực lượng công an, hai dự án đã đạt được nhiều kết quả, trong đó có bốn kết quả nổi bật. 

  1. Thứ nhất, cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp, quản lý CCCD. Bộ Công an chỉ đạo các nhà thầu chính của dự án triển khai thiết kế kỹ thuật hệ thống trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, bảo mật cao, tránh lãng phí". Qua đó: quá trình triển khai dự án được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ để thẩm định, bảo đảm yêu cầu trên. Công tác bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống được quan tâm chỉ đạo chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế hệ thống, bảo đảm đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin cấp độ 4 theo Nghị định số 85 của Chính phủ. Đường truyền và các phương án bảo mật đã được bố trí từ Trung ương đến cấp xã. Bộ Công an đã ban hành quy định về bảo đảm an ninh mạng đối với hai hệ thống.
  2. Thứ hai, Bộ Công an hoàn thành thu thập, bổ sung thông tin dân cư trên cả nước, tiến hành "làm sạch" dữ liệu, đồng bộ vào hệ thống và cấp mã số định danh cho công dân toàn quốc. Bộ Công an đã ban hành các quy trình thu thập thông tin dân cư. Cụ thể, gắn với trách nhiệm của từng cấp công an trong công tác thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư. Chiến sỹ công an cơ sở trên khắp mọi miền của cả nước tiến hành khai thác, đối chiếu các loại hồ sơ, tàng thư, đồng thời “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng trường hợp ” để thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin dân cư. Đến nay, đã thu thập và đồng bộ vào hệ thống hơn 98 triệu nhân khẩu. Qua đó đã đồng loạt tiến hành cấp mã số định danh cho công dân trên toàn quốc vào ngày 18/6/2021. Đây là cơ sở quan trọng để xác lập danh tính điện tử của công dân, góp phần thực hiện chuyển đổi số quốc gia.
  3. Thứ ba, hai dự án hoàn thành việc thiết kế và sản xuất thẻ căn cước công dân mới có gắn chíp điện tử. Đặc biệt, từ ngày 1/3 đến nay, toàn quốc đã thu nhận được trên 54 triệu hồ sơ để cấp thẻ căn cước, hoàn thành trước một tháng so với kế hoạch.
  4. Thứ tư, Bộ Công an triển khai kết nối thử nghiệm thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, Bộ Công an đã tiến hành chạy thử nghiệm kết nối tích hợp dịch vụ chia sẻ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, UBND Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ thử nghiệm kết nối các dịch vụ trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Nguồn cung về chíp gặp khó vì dịch Covid-19

Tuy nhiên việc xây dựng dự án gặp khó khăn, vướng mắc về thông tin công dân cần được tiếp tục giải quyết như các trường hợp nhân khẩu đặc biệt liên quan đến xác định quốc tịch, tôn giáo. Sự đa dạng và di biến động về dân cư ở nước ta rất lớn, đặt ra nhiều áp lực cho công tác thu thập, cập nhật, bổ sung thông tin. Các nguy cơ tấn công hệ thống, xâm nhập, lấy cắp dữ liệu luôn rình rập, đặt ra nhiều thách thức trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu. 

Theo Trung tướng ông Ngọc, việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các bộ, ngành, địa phương còn khó khăn, nhiều hệ thống kỹ thuật của các bộ, ngành, địa phương được đầu tư thiếu đồng bộ, còn nhiều lỗ hổng về bảo mật. Cụ thể, việc in và trả thẻ CCCD còn chậm, do nguyên nhân khách quan từ việc thiếu nguồn cung vật liệu, chíp điện tử do tác động của đại dịch Covid-19.

Công an thành phố Hà Nội thực hiện làm thẻ căn cước công dân gắn chíp cho người dân.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2021
Mỗi người dân Việt Nam sẽ có mã QR vào năm 2025, có nên lo ngại về dữ liệu cá nhân?

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho biết, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo toàn diện để hoàn thiện, duy trì và phát huy giá trị của hai dự án. Theo ông, trọng tâm là duy trì thường xuyên việc bổ sung, cập nhật thông tin dân cư, bảo đảm thông tin. Triển khai kết nối với các bộ, ngành, địa phương và thực hiện cấp đủ căn cước công dân.

Ông Ngọc cũng khẳng định sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả Luật cư trú sửa đổi, chuyển đổi phương thức quản lý dân cư từ sổ hộ khẩu giấy sang quản lý bằng mã số định danh cá nhân. Đồng thời nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước công dân để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала