Phát biểu trên chương trình của Đài Truyền hình Trung ương CHND Trung Hoa, ông Feng Zijian cho biết:
“Các loại vắc-xin hiện có của Trung Quốc vẫn còn khá hiệu quả để chống lại loại virus này, nhưng tác dụng bảo vệ cũng đã giảm đi một phần”.
Ông lưu ý rằng ở nhiều nước đang sử dụng các kháng thể vô hiệu hóa của vắc-xin có sẵn trên thị trường để vô hiệu hóa chủng delta, ở nước ngoài cũng có báo cáo về thực tế là hiệu quả của vắc xin bị giảm trong việc vô hiệu hóa virus, trong một số trường hợp giảm từ 3-4 lần. Theo ông, chỉ số hiệu quả của vắc xin khi tương tác với chủng delta trung bình thấp hơn 10% so với các chủng khác xuất hiện trước đó. Ví dụ, hiệu quả của vắc xin mRNA giảm từ 90% xuống 80%, chuyên gia cho biết.
Ông nói: “Ở nước ta đã tiến hành so sánh hiệu quả vô hiệu hóa kháng thể của hai loại vắc xin bất hoạt, kết quả cho thấy hiệu quả giảm, nhưng tác dụng bảo vệ vẫn còn”.
Vắc xin sẽ giúp tránh mắc bệnh ở thể nặng
Ông nói rằng ở tỉnh Quảng Đông, nơi phát hiện các ca nhiễm chủng delta, những người đã tiêm chủng bị bệnh ở thể nhẹ, tức là ngay cả khi một người được tiêm chủng bị nhiễm chủng delta, người đó sẽ được bảo vệ khỏi các triệu chứng nghiêm trọng.
Chuyên gia lưu ý rằng, quan sát sự lây lan của chủng delta ở Ấn Độ và Anh, có thể thấy khả năng gây bệnh của virus đã tăng lên, và bệnh ở những người bị nhiễm chủng này thường có triệu chứng rõ rệt. Theo ông, không có sự khác biệt đặc biệt về triệu chứng lâm sàng khi nhiễm chủng delta và các biến thể khác của coronavirus, người bệnh thấy sốt, ho khan, mệt mỏi.
Trước đó Sputnik đưa tin WHO nhận định chủng delta có khả năng lây nhiễm mạnh nhất.