Còn cư dân mạng thì nhớ lại những lo ngại của Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ rằng cánh tay robot này dường như sẽ có thể tóm bắt được vệ tinh của Mỹ.
Một trong những thành tựu công nghệ chính của trạm quỹ đạo mới Thiên Cung-3 là cánh tay robot của nó. Đoạn video chứng minh khả năng của cánh tay robot khiến cả các chuyên gia và người bình thường phải kinh ngạc.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Vyacheslav Potekhin, phó giáo sư Học viện Cao cấp về Hệ thống Vật lý và Điều khiển Không gian mạng của Đại học Bách khoa St.Petersburg mang tên Pie Đại Đế (SPbPU) lưu ý rằng, “cánh tay robot là thiết bị công nghệ cực kỳ cao, có 6 cấp độ tự do. Trên cánh tay robot có trang bị tay cầm thống nhất cho các mô-đun khác nhau”.
Cánh tay robot có thể làm những gì?
Cánh tay robot có sức mang tối đa 25 tấn, có thể giúp phi hành gia ra khỏi buồng lái, có thể di chuyển quanh vỏ trạm vũ trụ với các chuyển động giống như con sâu (bám vào và rời đi từ điểm đỡ này sang điểm đỡ khác), có thể thực hiện nhiệm vụ. xây dựng và sửa chữa trên trạm vũ trụ. Ngoài ra, cánh tay robot có thể nắm bắt lấy tàu vũ trụ đang đến gần để hỗ trợ việc kết nối và kiểm tra tình trạng của thân tàu vũ trụ.
Nhiều cư dân mạng nhắc lại sự quan ngại của Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không gian Hoa Kỳ, James Dickinson. Theo vị tướng 57 tuổi này, cánh tay robot của Trung Quốc được cho là có thể bắt giữ hoặc phá hủy vệ tinh của các nước khác.
Một người dùng mạng Weibo của Trung Quốc viết đùa:
"Có vẻ như cánh tay robot thực sự có thể chộp được vệ tinh và tàu vũ tru... Người Mỹ quay cảnh này trong phim và thậm chí không thể tưởng tượng được rằng Trung Quốc sẽ đưa nó vào cuộc sống".
Tuy nhiên, ông Vyacheslav Potekhin giải thích với Sputnik rằng những suy nghĩ như vậy chẳng qua chỉ là tưởng tượng hoang đường của vị tướng Mỹ.
“Không thể bắn hạ hay bắt giữ vệ tinh của các quốc gia khác với sự trợ giúp của hệ thống này. Để làm việc đó, cánh tay robot cần tiếp cận vệ tinh hoặc vật thể khác. mà sự tiếp cận như vậy trong không gian sẽ gây nguy hiểm lớn cho chính bản thân robot và toàn bộ trạm quỹ đạo. Vỏ của mô-đun có thể không chịu được va chạm với vệ tinh hoặc vật thể khác".
Ngoài ra, đừng quên rằng tất cả các vật thể trong vũ trụ di chuyển với tốc độ rất lớn và bất kỳ sự lỗi nào cũng có thể gây hại cho thiết bị.
Trước đó, Trung Quốc đã mời 17 quốc gia cùng hợp tác khoa học, trong đó có Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh METRO ở St.Petersburg, phi công vũ trụ Nga Mark Serov bày tỏ hy vọng rằng các nhà du hành vũ trụ Nga sẽ đến thăm trạm vũ trụ của Trung Quốc, còn các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc sẽ đến thăm trạm vũ trụ ROSS của Nga, sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2025.
Lãnh đạo Cơ quan Quản lý Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho rằng việc mở rộng hợp tác với Nga trong lĩnh vực vũ trụ sẽ mang lại thành công cho cả hai bên.