Trong bài báo, Borrell gọi Nga là "nước láng giềng lớn nhất."
“Họ sẽ không đi đâu cả, và không chắc sẽ có những thay đổi chính trị trong tương lai gần dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong hành vi», - ông viết. Trong bài báo, Borrell đưa ra các hướng chính trong các cuộc tiếp xúc song phương với Nga, mà ông xác định như một bộ ba hành động: chống trả, kiềm chế và can dự.
Borrell tin rằng châu Âu cần phải đối mặt với "những hành vi cố ý vi phạm luật pháp quốc tế của Nga", ngăn cản "những nỗ lực của Điện Kremlin nhằm phá hoại sự thống nhất của EU" và làm việc với Moskva để giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực.
Dmitry Zhuravlev, giám đốc khoa học Viện Các vấn đề Khu vực, phó tiến sỹ Khoa học Chính trị, Phó Giáo sư Đại học Tài chính thuộc Chính phủ Liên bang Nga, bình luận về bài báo này. Theo ông, nội dung để lại những ấn tượng khác nhau.
Cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây
“Một mặt, cảm ơn Chúa khi ít nhất một nhân vật quan trọng ở phương Tây đã hiểu rằng chúng ta sẽ không thay đổi chính sách của mình để làm hài lòng một số tâm trạng của họ - chính sách của Nga dựa trên lợi ích của mình. Sự nhầm lẫn của phương Tây ở chỗ họ tin rằng Nga không có lợi ích riêng của mình, Nga quan tâm chính đến việc theo đuôi phương Tây. Mặt khác, đây chính là ngôn từ: "sẽ không thay đổi mô hình hành vi". Chúng ta không phải là học sinh, và họ không phải là giáo viên. Có lẽ chính họ nên thay đổi hành vi của mình? Nhưng thực tế của vấn đề là phương Tây đứng trên quan điểm: có hai ý kiến - của tôi đúng và của người khác thì sai, và cho đến khi họ bỏ suy nghĩ này thì chúng ta sẽ rất khó đi đến thỏa thuận. Nhưng rất khó để thuyết phục phương Tây về suy nghĩ hợp lý này - họ cho rằng mình luôn đúng", - Dmitry Zhuravlev nói.