Bắc Kinh coi mức độ nợ nần ngày càng tăng là mối đe dọa tiềm tàng đối với ổn định kinh tế, và trong những năm gần đây nước này đã cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào chúng, nhưng do cuộc khủng hoảng coronavirus, hoạt động theo hướng này đã phải tạm dừng.
Đại dịch tấn công các doanh nghiệp và chính quyền buộc phải tạo điều kiện cho các công ty vay vốn dễ dàng hơn. Kết quả là, trong quý 3 năm 2020, mức nợ đã phá kỷ lục lịch sử, lên tới gần 290% GDP, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế.
Trong tình huống tương tự trong năm xảy ra cuộc khủng hoảng coronavirus, các nền kinh tế lớn khác - Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu - cũng phải tìm cách giúp đỡ doanh nghiệp và người dân đối phó với những khó khăn của đại dịch. Tuy nhiên, cơ cấu nợ của Trung Quốc lại khác: hơn 160% GDP nằm trong khu vực doanh nghiệp chứ không phải khu vực chính phủ như ở Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Khi nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, Trung Quốc quay trở lại nỗ lực kiềm chế nợ và ngân hàng Barclays của Anh ước tính tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại 10-10,5% vào cuối năm nay, giảm từ 13,3% vào cuối năm 2020.
Chính sách hướng tới củng cố nền kinh tế
Trung Quốc có tham vọng chuyển đổi kinh tế một cách nghiêm túc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng quy mô nền kinh tế và mức thu nhập bình quân đầu người có thể tăng gấp đôi vào năm 2035. Một số chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ không thể hiện thực hóa mục tiêu do các biện pháp ngăn chặn nợ, nhưng một số khác lại cho rằng, ngược lại, sớm muộn gì Trung Quốc cũng có thể vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.