Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’

© Ảnh : Dương Giang -TTXVNThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quyết tâm thực hiện mục tiêu kép – không để dịch bệnh Covid-19 lây lan vào các khu công nghiệp, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, phá vỡ ‘thành trì kinh tế’ địa phương và trên cả nước.

Cập nhật diễn biến tình hình Covid-19 tại Việt Nam ngày 2/7: Cả nước có thêm 545 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay lên thành 18.121 bệnh nhân.

Việt Nam có thêm 3 trường hợp bệnh nhân Covid-19 tử vong, đều là các bệnh nhân cao tuổi ở TP.HCM và Bắc Ninh.

Nhóm chuyên gia Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao BKVM-HF1 điều trị Covid-19 giai đoạn ba được Bộ Y tế cấp phép.

Phát hiện thêm 545 ca Covid-19

Theo thông tin từ Bộ Y tế, chiều tối 2/7, ca nước phát hiện thêm 219 ca Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm ghi nhận trong ngày lên thành 545, TP.HCM vẫn là địa phương có nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 mới được công bố.

Cụ thể, theo bản tin chiều tối nay của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận thêm 219 ca nCoV, riêng TP.HCM phát hiện thêm 150. Ngày hôm nay có 148 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 219 ca nhiễm coronavirus mới được đánh số từ 17.903 – 18.121. Trong đó, có 9 trường hợp nhập cảnh tại Tây Ninh.

Cảnh sát giao thông công an thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) kiểm tra các thủ tục của lái xe container trước khi qua chốt cầu Đá Bạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đình chỉ công tác cán bộ CDC Hải Dương tự ký, "bán" giấy xét nghiệm COVID-19

210 ca ghi nhận trong nước tại. Cụ thể: TP. Hồ Chí Minh (150), Phú Yên (20), Bình Dương (13), Quảng Ngãi (10), Đà Nẵng (3), Vĩnh Long (3), Long An (2), An Giang (2), Tây Ninh (2), Nghệ An (1), Đồng Tháp (1), Bắc Ninh (1), Bắc Giang (1), Lâm Đồng (1), trong đó 163 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính cả ngày 2/7, Bộ Y tế cho biết, trong 545 ca nhiễm mới, có 18 ca được cách ly ngay sau nhập cảnh tại Tây Ninh (9), Khánh Hoà (4), Thanh Hóa (3), Long An (1), Kiên Giang (1).

Về lây nhiễm cộng đồng trong nước, trong số 527 ca ghi nhận trong nước, TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có tình hình dịch “nóng” nhất cả nước với 419 ca mắc mới. Tiếp đó, Phú Yên (40), Bình Dương (13), Quảng Ngãi (10), Long An (7), An Giang (6), Đồng Nai (5), Nghệ An (3), Đồng Tháp (3), Hưng Yên (3), Đà Nẵng (3), Vĩnh Long (3), Bắc Giang (2), Bắc Ninh (2), Tây Ninh (2), Hà Tĩnh (1), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), Trà Vinh (1), Hải Phòng (1), Lâm Đồng (1).

© Ảnh : Hoàng Nhị - TTXVNNgành y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID cho người dân xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nơi có 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID cho người dân xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nơi có 2 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong số này, có 428/527 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy, từ 27/4 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 14.715 ca lây nhiễm trong nước. Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.275.053 xét nghiệm cho 7.805.850 lượt người. Số ca bình phục là 7.395, số bệnh nhân Covid-19 đã tử vong là 84 trường hợp.

Thêm 3 bệnh nhân Covid-19 tử vong

Chiều nay 2/7, Bộ Y tế thông tin thêm về ba bệnh nhân Covid-19 tử vong (các trường hợp số 82,83,84).

Ca bệnh Covid-19 thứ 82 tử vong là bệnh nhân 3799, 69 tuổi, quê ở Yên Phong, Bắc Ninh. Ngày 13/5, bệnh nhân được xét nghiệm cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được nhập Bệnh viện Dã chiến số 1, Bắc Ninh để điều trị.

Công nhân Công ty dược mỹ phẩm May sắp xếp vaccine Astra Zeneca vào kho lạnh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Khoảng 400.000 liều vaccine Covid-19 của Nhật Bản tài trợ đã về tới TP HCM

Chẩn đoán vào viện là viêm phổi – Covid-19/suy kiệt. Ông đã được các bác sĩ điều trị kháng sinh, Dexamethazole, lovenox liều dự phòng.

Bộ Y tế cho hay, đến ngày 19/5, bệnh nhân khó thở nhiều, đau tức ngực, ho khan, được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng kháng sinh phổ rộng, thở máy HFNC, chống đông liều điều trị, dinh dưỡng tĩnh mạch kết hợp qua sonde dạ dày. Bệnh nhân cũng đã được Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế hội chẩn 4 lần, được các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tăng cường hỗ trợ điều trị tại chỗ hằng ngày.

Ngày 10/6, tình trạng suy hô hấp tiến triển, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập chiến lược bảo vệ phổi, lọc máu liên tục bằng quả lọc Oxiris, duy trì kháng sinh, corticoid, chống đông liều điều trị. Tình trạng suy hô hấp không cải thiện, bệnh nhân được tiến hành chạy tim phổi nhân tạo (ECMO).

Trong quá trình điều trị bệnh nhân được xét nghiệm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho kết quả âm tính 6 lần, lần gần nhất vào ngày 28/6. Trên siêu âm phổi và X-quang ngực hình ảnh tổn thương đông đặc và xơ hóa trên 1/2 trường phổi 2 bên.

Đến ngày 29/6, bệnh nhân diễn biến nặng dần, xuất hiện tình suy tim phải, suy gan, suy thận, sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn và được cấp cứu ngừng tuần hoàn sau 60 phút không có kết quả. Bệnh nhân tử vong ngày 30/6.

Chẩn đoán tử vong được Bộ Y tế công bố là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân suy kiệt, viêm phổi nặng biến chứng ARDS liên quan đến COVID-19.

Bệnh nhân Covid-19 thứ 83 tử vong là nam bệnh nhân số 15970, 67 tuổi, địa chỉ ở thành phố Thủ Đức, TP.HCM với tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn.

Ngày 27/6 bệnh nhân chuyển từ Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Cần Giờ đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc tốt, thở khí phòng. Bệnh nhân được điều trị tích cực kháng sinh tĩnh mạch, kháng đông, kháng tiết, thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp, theo dõi sát.

Đến ngày 28/6, bệnh nhân xuất hiện tình trạng suy giảm tri giác, lơ mơ, tím toàn thân, diễn tiến đột ngột ngưng tim, ngưng thở. Sau hơn 30 phút tiến hành hồi sức tim phổi không kết quả, bệnh nhân tử vong 29/6.

Nhân viên y tế tiến hành khai thác yếu tố dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm đối với thí sinh và đưa thí sinh về bệnh viện gần nhất để cách ly. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Thêm 147 ca nhiễm Covid-19 ca nhiễm, nhiều bệnh nhân chuyển biến nặng

Về chẩn đoán tử vong, Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế cho hay, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, suy thận mạn, phì đại tuyến tiền liệt.

Bệnh nhân 11618, 64 tuổi ở Quận 12, TP Hồ Chí Minh bị huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ là ca tử vong số 84 tại Việt Nam. Ngày 15/6, bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV-2 và có kết quả dương tính, được chuyển đến đến Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 Củ Chi.

Chẩn đoán vào viện là Viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, biến chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) mức độ trung bình trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Đến ngày 18/6, bệnh nhân xuất hiện khó thở tăng dần, được chuyển Khoa Điều trị tích cực (ICU). Tại đây bệnh nhân được điều trị tích cực bằng thở máy qua nội khí quản, giảm đau, an thần, giãn cơ, lọc máu, kháng sinh phối hợp, kháng viêm, kháng đông, dinh dưỡng, nhưng do tuổi cao bệnh lý nền nặng, bệnh nhân tử vong ngày 30/6.

Nguyên nhân dẫn đến tử vong theo chẩn đoán là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ.

Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị bệnh nhân Covid-19

Các nhà phát triển Việt Nam - nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bách khoa Hà Nội đã phối hợp cùng doanh nghiệp VMED Group chế tạo thành công máy oxy dòng cao (HFNC-High Flow Nasal Cannula) để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 giai đoạn 3 và chính thức được Bộ Y tế cấp phép.

Chia sẻ về dự án này, PGS.TS Vũ Duy Hải, Giám đốc Trung tâm Điện tử y sinh, ĐH Bách khoa Hà Nội, thành viên chính nhóm nghiên cứu thông tin cho biết, do nhu cầu sử dụng máy trong nước ngày một tăng cao, nên nhóm được chỉ đạo gấp rút nghiên cứu đưa ra sản phẩm.

Những mũi vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đầu tiên tại Thái Bình được dành cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Thủ tướng quyết định bổ sung gấp kinh phí mua vaccine ngừa Covid-19

Theo thông tin từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Vũ Duy Hải khẳng định nhờ vào kinh nghiệm từng nghiên cứu dòng máy thở từ trước, nên nhóm nghiên cứu không gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật nên chỉ sau 2 tuần, sản phẩm thử nghiệm đầu tiên được hoàn thiện.

“Máy được chuyển đến các đơn vị đánh giá tiêu chuẩn cũng như các thông số kỹ thuật. Chúng tôi đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành để có thể sản xuất số lượng lớn”, đại diện nhóm nghiên cứu cho hay.

Về dự án của Trường Đại học bách khoa Hà Nội và VMED group chế thạo máy oxy dòng cao BKVM-HF1 phục vụ công tác chống dịch và điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long rất hoan nghênh và đánh giá cao kết quả nghiên cứu. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn hỗ trợ về vấn đề thủ tục pháp lý để nhanh chóng đưa máy thở oxy dòng cao này vào sản xuất hàng loạt.

PGS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh, hiện các báo cáo nghiên cứu lâm sàng, nếu được sử dụng máy oxy dòng cao này, 60-70% bệnh nhân mắc Covid-19 được hồi phục, không bị nặng thêm và không phải sử dụng máy thở.

Ưu điểm máy thở oxy dòng cao do Việt Nam sản xuất là gì?

Theo đó, kể từ tháng 5/2021, nhóm nghiên cứu phối hợp với một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị y tế để chế tạo máy oxy dòng cao BKVM-HF1 dùng trong điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 giai đoạn ba, giảm nguy cơ đặt ống thở máy.

Theo thông tin từ các chuyên gia nghiên cứu, máy BKVM-HF1 có chức năng hỗ trợ người bệnh hô hấp bằng cách cung cấp liên tục khí thở lưu lượng cao lên tới 60 lít/phút, với nồng độ oxy điều chỉnh được (từ oxy không khí đến nguyên chất).

Khu vực Công ty Cổ phần TICO tại phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương phong tỏa tạm thời để điều tra dịch tễ liên quan đến ca mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
TP HCM có 62 bệnh nhân Covid-19, thêm 91.228 được tiêm vaccine

Đồng thời, dòng khí thở được ổn định ở 37 độ C với độ ẩm bão hòa, giúp điều trị bệnh nhân suy hô hấp.

PGS.TS Vũ Duy Hải lưu ý, lợi thế của phương pháp này là giúp phế nang bệnh nhân không bị dính, xẹp lại, giúp thể tích chứa khí được duy trì, bệnh nhân dần hồi phục.

Nguồn đầu vào của máy gồm khí oxy, khí nén, thông qua một bộ trộn để điều chỉnh tỉ lệ và tạo ra hàm lượng oxy có thể điều chỉnh trong khoảng 21%-100% tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Sau đó, lượng khí này tiếp tục được đưa vào hệ thống làm ấm và làm ẩm có tác dụng gia nhiệt cho bộ khí để đạt 37 độ C như nhiệt độ bên trong cơ thể, đưa khí vào phổi giúp bệnh nhân không mất nhiệt. Chức năng làm ẩm đạt mức 85-100% (được chỉ định trong y tế) để tránh các tổn thương khác về phổi trong quá trình đưa oxy vào.

Theo PGS.TS Vũ Duy Hải, đến giữa tháng 6, máy được Bộ Y tế quyết định lưu hành và chuyển 30 sản phẩm đầu tiên tới TP.HCM và Bắc Giang, dùng trong phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn 3 (trong 5 giai đoạn). Bệnh nhân giai đoạn này được chẩn đoán dương tính SARS-CoV-2, bị suy hô hấp và tổn thương phổi, nhưng vẫn có thể thở được.

Được biết, hiện nay, việc vận hành máy oxy dòng cao luôn cần nguồn cấp khí và oxy y tế. Nhóm nghiên cứu nhận thấy các bệnh viện từ tuyến tỉnh đều có sẵn hệ thống khí y tế để cung cấp nguồn khí nén và khí oxy.

Tuy nhiên các bệnh viện dã chiến lại chưa được trang bị nguồn khí y tế này để phục vụ quá trình máy oxy dòng cao. Vì vậy nhóm nghiên cứu bổ sung chế tạo thiết bị đi kèm gồm máy nén khí và máy tạo oxy để chuyển đến vùng dã chiến, cung cấp cùng lúc khí y tế cho 10 máy oxy dòng cao.

Hiện công nghệ được chuyển giao cho doanh nghiệp sản xuất mở rộng và được phép thương mại, với giá 50 triệu đồng/máy (bằng 1/2 so với giá của sản phẩm nhập ngoại). PGS.TS Vũ Duy Hải nhấn mạnh, nhóm tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp cải tiến sản phẩm.

“Hiện nhóm nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các tổ chức và cá nhân mua tặng cho vùng tâm dịch, trong đó Bộ Y tế đề nghị sản xuất thêm 100 máy oxy dòng cao để điều trị cho bệnh nhân Covid-19”, ông Hải nói.

Trước máy thở oxy dòng cao này, các nhóm nghiên cứu của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng, phục vụ công tác phòng chống dịch ở Việt Nam như kit test nhanh virus corona, cáng cách ly áp lực âm, buồng áp lực dương, mũ thở khí tươi, máy thở, buồng khử khuẩn toàn thân…

Quyết không để đứt gãy nền kinh tế vì Covid-19

Chiều nay, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 175 đề cập chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đồng Nai quyết tâm thực hiện mục tiêu kép – không để dịch lây lan vào các khu công nghiệp, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

© Ảnh : Dương Giang -TTXVNThủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến.
Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến.

Theo đó, nêu rõ tại Thông báo này, VPCP cho hay, Đồng Nai có vị trí chiến lược rất quan trọng với khu vực và cả nước về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Nhân viên y tế tiêm thử nghiệm vaccine Nano Covax đợt 1, giai đoạn 3 cho tình nguyện viên tại Học viện Quân y. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Vaccine Covid-19 thứ hai của Việt Nam Covivac “rất khả quan”

Tuy nhiên, với đặc thù là địa phương có mối liên kết, quan hệ chặt chẽ về mọi mặt, lĩnh vực với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong khu vực nên không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng, tạo áp lực dịch bệnh Covid-19 trực tiếp tới Đồng Nai. Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Đồng Nai phải phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ tỉnh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

“Quyết tâm thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an toàn, an dân, an ninh trật tự, an toàn xã hội để người dân an tâm phòng, chống dịch và tham gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”, Thủ tướng chỉ đạo.

Cùng với đó, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, tỉnh vẫn phải đảm bảo tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia và kết thúc năm học 2020-2021 an toàn, hiệu quả.

Thủ tướng lưu ý, Đồng Nai phải vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, tạo nguồn lực để phòng, chống dịch tốt hơn.

Tùy theo diễn biến tình hình thực tế, Tỉnh cần lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với từng nhiệm vụ (phòng, chống dịch hoặc sản xuất kinh doanh, hoặc đồng thời thực hiện như nhau cả hai nhiệm vụ). Đồng Nai cũng cần xây dựng kịch bản phòng, chống dịch CovidD- 9 theo các cấp độ nguy cơ dịch bệnh cao hơn, có cả kịch bản cho tình huống xấu nhất để chủ động triển khai các giải pháp cụ thể, khả thi. Tiếp tục thực hiện nghiêm, có hiệu quả chiến lược “5K+vaccine” và ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi trong phòng, chống dịch bệnh.

“Căn cứ tình tình dịch tễ để xác định địa bàn, khu vực phong tỏa, cách ly, không cực đoan cách ly, giãn cách xã hội ở phạm vi rộng không cần thiết, không máy móc áp dụng theo đơn vị hành chính”, Thủ tướng lưu ý.

Nếu phát hiện ra ổ dịch để phong tỏa, cách ly thì phải xét nghiệm thần tốc, xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện nguồn bệnh (huy động hỗ trợ nhân lực từ lực lượng ngành y, công an, quân đội).

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2021
Việt Nam chống dịch Covid-19: khi Chính phủ lắng nghe phản ánh từ người dân

Đáng chú ý, Thủ tướng cho phép Đồng Nai thí điểm cách ly tại nhà với F1 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, phát huy vai trò của Tổ Covid cộng đồng, tư vấn trên truyền hình về phòng, chống dịch, cách ly tại nhà. Nhấn mạnh việc phát huy cao tinh thần tự lực, tự cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương, Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai phấn đấu vươn lên trong thực hiện mục tiêu kép.

“Đặc biệt không để dịch lây lan vào các khu công nghiệp, không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, có phương án cách ly ngay tại cơ sở sản xuất theo tinh thần “vừa sản xuất vừa chiến đấu” với dịch bệnh”, VPCP khẳng định.

Cùng với đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Đồng Nai giải quyết dứt điểm giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 sân bay Long Thành để sớm bàn giao cho chủ đầu tư, đồng bộ hạ tầng phục vụ cảng Hàng không quốc tế Long Thành, cần quy hoạch, khai thác hiệu quả quỹ đất có giá trị gia tăng lớn và tạo không gian phát triển kinh tế mới ở các khu có hạ tầng đồng bộ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала