- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Số ca Covid-19 tăng cao kỷ lục, vì sao TP.HCM không giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16?

© Ảnh : Nguyên Linh-TTXVNBình Định thêm 5 ca mắc COVID - 19, giãn cách toàn thị xã Hoài Nhơn
Bình Định thêm 5 ca mắc COVID - 19, giãn cách toàn thị xã Hoài Nhơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Đăng ký
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh đang có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, vì sao TP.HCM vẫn chưa cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng?

Ngày 3/7, cả nước ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao kỷ lục 922 người, riêng TP.HCM chiếm đến 714 ca mắc SARS-CoV-2 mới. Việt Nam vượt ngưỡng 19.000 ca Covid-19.

TP.HCM đã vượt ngưỡng trên 5.000 ca Covid-19, đáng chú ý, hôm nay, 119 công nhân Công ty TNHH Nidec Sankyo ở Khu Công nghệ cao, thành phố Thủ Đức, được phát hiện mắc và nghi mắc SARS-COV-2. Hàng ngàn công nhân hiện đang được xét nghiệm khẩn cấp.

Bình Thuận chính thức lên tiếng thông tin về vụ ‘500 người bỏ trốn khỏi bệnh viện’.

Việt Nam ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới tăng cao kỷ lục

Bản tin tối 3/7 của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có thêm 353 ca dương tính với coronavirus mới, riêng TP.HCM chiếm 250/353 ca mắc mới.

Cả ngày, Việt Nam phát hiện số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục với 922 ca bệnh, trong đó, TP.HCM vẫn là ‘điểm nóng’ dịch Covid-19 của đất nước với 714 trường hợp dương tính với nCoV mới được ghi nhận hôm nay.

Nhân viên y tế tại một điểm xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên phát hiện chủng cúm mới
Với số ca nhiễm mới lập kỷ lục, Việt Nam đã vượt ngưỡng trên 19.000 ca Covid-19 (cụ thể tổng số trường hợp mắc virus SARS-CoV-2 được xác định từ đầu dịch đến nay là 19.043 người).

Trong số 353 ca mắc mới tối nay, Bộ Y tế cho biết, có 7 trường hợp được cách ly ngay sau nhập cảnh ở Tây Ninh.

Về 346 ca bệnh lây nhiễm trong nước, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, TP. Hồ Chí Minh (250), Đồng Nai (32), Quảng Ngãi (16), Phú Yên (14), Tiền Giang (12), Nghệ An (7), Bình Dương (6), Bình Định (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), trong đó 306 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Như vậy, trong tổng số 922 ca mắc Covid-19 mới ngày 3/7, chỉ có 8 trường hợp là ca bệnh xâm nhập – được cách ly ngay sau nhập cảnh tạu Tây Ninh (7), An Giang (1), còn lại, 914 ca nhiễm coronavirus mới đều là lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong đó, riêng TP.HCM chiếm đến 714 trường hợp, Bình Dương (38), Phú Yên (37), Đồng Nai (32), Quảng Ngãi (16), Nghệ An (14), Đồng Tháp (12), Tiền Giang (12), Hưng Yên (10), Bình Định (5), Lâm Đồng (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Bạc Liêu (3), Vĩnh Long (3), Bắc Ninh (2), Long An (2), Trà Vinh (2), Khánh Hoà (1), Bình Phước (1), An Giang (1), Đắk Lắk (1).

Bộ Y tế lưu ý, có 792 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

© Ảnh : Nguyên Linh-TTXVNBình Định thêm 5 ca mắc COVID - 19, giãn cách toàn thị xã Hoài Nhơn
Số ca Covid-19 tăng cao kỷ lục, vì sao TP.HCM không giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16? - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2021
Bình Định thêm 5 ca mắc COVID - 19, giãn cách toàn thị xã Hoài Nhơn

Số lượng ca Covid-19 mới được phát hiện tại Việt Nam từ thời điểm bùng phát làn sóng dịch thứ 4 (27/4) đến nay là 5.629 ca, trong đó có 4.869 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Bộ Y tế cũng điểm tên 13 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng gồm Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ, Hà Nam.

Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.345.065 xét nghiệm cho 7.948.332 lượt người.

Việt Nam đã điều trị khỏi cho 7.643/19.043 bệnh nhân Covid-19, số ca tử vong là 84.

Bình Thuận nói gì về vụ ‘500 người trốn khỏi bệnh viện’?

Sở Y tế Bình Thuận vừa phát đi thông báo về những thông tin ra viện của bệnh nhân và thân nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận chiều và đêm 1/7.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kết luận phiên họp trực tuyến Chính phủ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Việt Nam không để Covid-19 phá vỡ ‘thành trì kinh tế’
Tối 2/7, trước những thông tin lan truyền trên các mạng xã hội gây xôn xao dư luận, Sở Y tế Bình Thuận đã phát đi thông báo liên quan vụ việc “Hàng trăm người chui lỗ, vượt rào trốn khỏi bệnh viện”, “500 người “bỏ trốn” khỏi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, bác sĩ khóc” hay tin “500 người chui lỗ, vượt rào trốn khỏi Bệnh viện Đa khoa tỉnh” vào chiều 1/7.

Theo Sở Y tế Bình Thuận, vào chiều ngày 1/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận dự kiến cho ra viện khoảng 309 bệnh nhân và 229 thân nhân.

Đến khoảng 16 giờ 20 phút, trong lúc chờ ra viện, có một số bệnh nhân bức xúc muốn ra về từ những ngày trước nên đã không đồng ý theo lời động viên giải thích của các y, bác sĩ, mà có một số người chui rào và leo rào.

“Vì thấy những nguy hiểm ấy, cho nên bệnh viện đã mở cổng cho những người này ra ngoài”, Sở Y tế Bình Thuận cho biết.

Đơn vị này cũng khẳng định, khoảng 16 giờ 40 phút, khi nhận được tin là tình trạng ra viện gây mất trật tự, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận đã trực tiếp kiểm tra, đồng thời nhận được sự chỉ đạo dừng việc cho ra viện.

Giám đốc bệnh viện giải thích và động viên người dân trở lại khoa, phòng để bệnh viện sắp xếp việc ra viện cho trật tự và an toàn hơn.

“Sau đó, có một số người trở lại phòng, nhưng cũng có một số người bức xúc tiếp tục leo rào”, Sở Y tế Bình Thuận thừa nhận.

Theo ngành Y tế Bình Thuận, mặc dù có công an và bảo vệ nhưng không cản trở được, nhiều người dân vẫn tiếp tục leo rào ra ngoài. Do thấy rất nguy hiểm nên bệnh viện đã tiếp tục mở cổng cho những người này ra ngoài.

“Đa số người bệnh và thân nhân được bệnh viện mở cổng cho ra, có một số ít người tự ý ra ngoài”, Sở Y tế Bình Thuận khẳng đinh.

Được biết, trước khi ra viện, sáng ngày 30/6, bệnh viện đã tiến hành lấy mẫu toàn bộ nhân viên, người bệnh, người nuôi bệnh để xét nghiệm bằng phương pháp Realtime –PCR.

Cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022 chiều ngày 02/07 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Công tác "ngoại giao vaccine" của Việt Nam
Sở Y tế Bình Thuận khẳng định, tất cả đều âm tính với Covid-19, 2-3 lần liên tục và hoàn toàn không tiếp xúc với F0, F1, do đó đủ điều kiện để ra viện.

Sở Y tế địa phương này cũng nêu rõ, để việc tiếp nhận, quản lý các bệnh nhân và thân nhân tại nhà theo quy định đủ 14 ngày nhằm bảo đảm an toàn trong công tác phòng chống dịch Covid-19, bệnh viện đã lập danh sách kèm theo địa chỉ và số điện thoại cụ thể gửi cho các địa phương và hiện nay các địa phương đã ra quyết định cách ly tại nhà đối với các trường hợp này.

Trước đó, ngày 1/7, có hàng trăm bệnh nhân và người nhà tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đã kéo nhau trèo rào để trốn về nhà, mặc dù theo dự kiến, phải đến sáng 2/7 họ mới được về. Tuy nhiên, do lo ngại dịch bệnh và tâm lý quá nôn nóng nên hàng trăm người đã ùn ùn tìm cách ra khỏi bệnh viện, gây ra tình hình mất trật tự.

Trước đó, ngày 23/6, do một nữ bác sĩ Sản khoa được phát hiện dương tính với coronavirus nên Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đã phong tỏa toàn bộ khoa Sản, đồng thời, ngưng tiếp nhận bệnh nhân từ 0h ngày 24/6.

Được biết, có hơn 1.500 người kể cả nhân viên y tế bệnh viện đều phải ở lại “trực chiến” thực hiện truy vết, xét nghiệm.

Đến 1/7, nhiều người cho rằng mình đã có kết quả âm tính, bệnh viện cũng hết hạn phong tỏa nên cả bệnh nhân và người nhà đều lũ lượt ra viện, yêu cầu xuất viện.

Tuy nhiên, do tình trạng quá tải và hỗn loạn nên Bệnh viện đã phải thuyết phục mọi người kiên nhẫn trở lại phòng điều trị và tuân thủ quy định phòng chống dịch, chờ đơn vị giải quyết xong yêu cầu xuất viện nhưng nhiều người vẫn nôn nóng muốn về nên đã tìm đủ mọi cách leo rào, vượt tường, trèo, trốn khỏi BV Đa khoa Bình Thuận.

TP.HCM vượt 5000 ca Covid-19, xét nghiệm hàng ngàn công nhân Khu công nghệ cao

Ngày 3/7, TP.HCM chính thức vượt ngưỡng trên 5.000 ca mắc Covid-19 (5.437 tính đến 18h chiều nay).

Đáng chú ý, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, chính quyền thành phố đang hết sức lo ngại nguy cơ lây nhiễm lan vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Vaccine Nano Covax phòng COVID-19 chuẩn bị được tiêm cho tình nguyện viên tại huyện Văn Lâm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Việt Nam cần làm gì để xây dựng nền công nghiệp sản xuất vaccine
Điển hình như ngày hôm nay, sau khi xét nghiệm khẩn cấo hơn 3.000 công nhân tại công ty TNHH Nidec Sankyo, ngành Y tế thành phố đã phát hiện 119 trường hợp mắc và nghi mắc, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cuộc sống của hàng ngàn công nhân tại Khu công nghệ cao TP. Thủ Đức.

Đại diện Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức (TP.HCM) cho biết tối 2/7, qua test nhanh, Công ty Nidec Sankyo thuộc Khu công nghệ cao phát hiện có 91 công nhân nghi nhiễm SARS-CoV-2.

Ngay trong đêm ngày 2/7, thành phố Thủ Đức huy động lực lượng y tế đưa các trường hợp này đi cách ly tập trung, nhưng do không đủ chỗ nên có 16 trường hợp quay về lại công ty ngủ tạm. Sáng 3/7, tất cả đã được đưa đi cách ly tập trung.

Hiện tất cả các trường hợp này sẽ được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR để khẳng định kết quả.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng cho hay, các ngành chức năng đang đẩy nhanh xét nghiệm tầm soát coronavirus cho hơn 3.000 công nhân tại công ty Nidec Sankyo.

Trao đổi với báo chí chiều ngày 3/7, bà Trương Thị Kiều Như, Phó Chủ tịch công đoàn công ty cho biết, với 91 ca F0, công ty đã truy vết hơn 700 công nhân là F1, cần đưa đi cách ly tập trung. Tuy nhiên, theo bà Kiều Như, chính quyền thông báo là các khu cách ly tập trung đã hết chỗ nên một bộ phận công nhân phải ở lại nhà máy, điều kiện sinh hoạt khó khăn, khiến nhiều công nhân hoang mang.

Phó Chủ tịch Nidec Sankyo cũng nhấn mạnh, công ty đã thuê nhà xưởng còn trống của đơn vị cùng tập đoàn, lắp các trang thiết bị cần thiết để đưa hơn 700 F1 sang ở, cách ly với những công nhân khác.

“Hiện, nhà máy dừng toàn bộ hoạt động sản xuất, công nhân được trả 70% lương”, đại diện doanh nghiệp cho hay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Nhà nước, Nhà Khoa học, Nhà doanh nghiệp phối hợp phát triển việc nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Cuba sẽ xem xét chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa Covid-19 cho Việt Nam
Ngày 8/6, tại công ty Nidec Sankyo ghi nhận ca dương tính đầu tiên sau khi người bệnh được thông báo kết quả mắc Covid-19 sau khi đi khám ở Bệnh viện Quân dân y miền Đông.

Công ty sau đó phải ngưng hoạt động, hàng ngàn lao động được khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm và đưa đi cách ly.

Phó Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.Thủ Đức Lê Bích Loan cho hay đã thông báo yêu cầu ban giám đốc Công ty Nidec Sankyo, tổ chức công đoàn chăm lo đầy đủ cho lao động, lắp thêm nhà vệ sinh, đảm bảo yêu cầu phòng dịch.

“Nhà máy cần tăng cường nhắc nhở công nhân không tụ tập hạn chế lây nhiễm. Sắp tới toàn bộ F1 sẽ được chuyển sang một khu vực khác để công nhân an tâm”, bà Loan lưu ý.
Vì sao TP.HCM không giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16?

Ngày 3/7, Đoàn công tác Thành ủy TP.HCM do Bí thư Nguyễn Văn Nên làm việc với Quận ủy Bình Tân về triển khai công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Tại đây, lãnh đạo thành phố đã nêu lý do vì sao TP.HCM chưa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Theo Bí thư Nên lý giải, nếu toàn TP.HCM phải thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì “sẽ ảnh hưởng rất lớn”.

Do đó, theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, trong hơn một tháng qua, các quận trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng hàng loạt các biện pháp dập dịch mạnh nhất từ cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 đến các biện pháp nhanh chóng truy vết, khoanh vùng và khử khuẩn.

Bí thư Nên lưu ý, thành phố xác định việc thực hiện Chỉ thị 16 chỉ cục bộ, có nghĩa là cách ly, phong tỏa hẹp, xét nghiệm diện rộng để hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà toàn xã hội, đặc biệt là người dân phải gánh chịu do hệ quả của dịch Covid-19 gây ra.

“Trường hợp thật cần thiết, TP.HCM mới thực hiện phong tỏa và phong tỏa phải xử lý nhanh. Quan điểm trước sau như một của thành phố là đưa ra giải pháp nào thực hiện cho đúng, đưa ra mức độ nào thì thực hiện tương xứng từng địa phương cụ thể”, người đứng đầu Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, điều quan trọng là ý thức của người dân trong công tác phòng dịch Covid-19.

“Tuyệt đối không để xảy trường hợp một người chủ quan, cả làng ảnh hưởng bởi một đóm lửa thôi thì có thể làm cháy cả khu rừng”, Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh.
HCDC: Các chuỗi lây nhiễm Covid-19 ở TP.HCM đang được truy vết, kiểm soát

Cũng trong ngày 3/7, thông tin từ HCDC cho biết, từ 26/5 – 2/7, TP.HCM đã tiến hành lấy 1.533.704 mẫu xét nghiệm tại các khu cách ly, khu phong tỏa, các tòa nhà, khu dân cư, khu công nghiệp

Cảnh sát giao thông công an thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) kiểm tra các thủ tục của lái xe container trước khi qua chốt cầu Đá Bạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.07.2021
Đình chỉ công tác cán bộ CDC Hải Dương tự ký, "bán" giấy xét nghiệm COVID-19
Trong 1.533.704 mẫu xét nghiệm trên, có 26.444 mẫu là các trường hợp tiếp xúc gần – F1 (25.946 mẫu âm tính, 498 mẫu chờ kết quả). Tiếp xúc với tiếp xúc gần (F2) là 214.717 mẫu (192.843 âm tính, 21.874 đang chờ kết quả).

Các trường hợp tiếp xúc khác và mở rộng xét nghiệm là 1.292.543 mẫu, trong đó 963.661 mẫu âm tính, 328.882 mẫu chờ kết quả.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố, hiện tại, chuỗi lây nhiễm liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được kiểm soát.

“Các chuỗi lây nhiễm mới được phát hiện như: xưởng cơ khí ở Hóc Môn, chung cư Ehome 3, chuỗi Hnam Mobile, chuỗi vựa ve chai quận 1, chuỗi công ty Kim Minh quận 5, chuỗi chợ đầu mối Hóc Môn – chợ Sơn Kỳ… đang được tiếp tục điều tra, truy vết, khoanh vùng và giám sát chặt”, HCDC khẳng định.

Ngành Y tế TP.HCM hiện vẫn đang tiếp tục điều tra, khoanh vùng, xác minh các trường hợp phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc. Hoàn tất hồ sơ chi tiết các bệnh nhân đã được Bộ Y tế công bố.

Cùng với đó, thành phố cũng tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng chống dịch tại các doanh nghiệp, khu chế xuất/khu công nghiệp.

Ngành Y tế TP.HCM cũng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo quy định đối với thành viên các tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại Thành phố; Xét nghiệm đối với bệnh nhân Covid-19 sau xuất viện, người cách ly tập trung, người sau cách ly về cư trú tại thành phố.

Đặc biệt, Y tế TP.HCM hiện vẫn đang phối hợp tổ chức xét nghiệm giám sát đối với giáo viên, học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 tại thành phố.

Trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, HDCD khuyến cáo người dân thành phố tuân thủ quy định phòng dịch, tại các khu vực phong tỏa, cách ly, chủ động khai báo y tế, nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала