- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Dịch Covid-19 bùng mạnh, TP.HCM buộc phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

© Depositphotos.com / Konstantin YolshinThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Đăng ký
Toàn TP.HCM sẽ thực hiện giãn cách (cách ly) xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 9/7 trước mắt trong vòng 15 ngày sau khi số ca mắc Covid-19 tăng cao kỷ lục.

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong khẳng định TP.HCM đã chuẩn bị và sẵn sàng cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm cho người dân khi thực hiện giãn cách, thậm chí là khi kéo dài giãn cách xã hội trên toàn thành phố.

Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra công điện số 914 yêu cầu tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch Covid-19.

Toàn TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng từ 0h ngày 9/7

Chính quyền TP. HCM đã quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Chính phủ từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, công tác chống dịch là một cuộc chiến, và an toàn sức khỏe, tính mạng người dân phải được đặt lên trên hết. Việc giãn cách này theo chỉ thị 16 sẽ kéo dài trong 15 ngày.

© Ảnh : TTXVN phátÔng Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khóa IX tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Dịch Covid-19 bùng mạnh, TP.HCM buộc phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khóa IX tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.

Kể tử đầu đợt bùng phát dịch thứ 4 vào 27/4 đến nay, TP.HCM đã ghi nhận hơn 8000 trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Những ngày qua, số ca nhiễm tại TP HCM liên tục đạt mức cao kỷ lục. Qua thăm khám sàng lọc ở bệnh viện cũng phát hiện ra nhiều ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Việt Nam có thêm 400 ca mắc mới chỉ sau 6 giờ, 5 người tử vong vì Covid-19
Đây là lần thứ hai TP HCM thực hiện cách ly xã hội toàn thành phố theo chỉ thị 16. Lần thứ nhất là vào đầu tháng 4/2020, TP.HCM cùng với 11 tỉnh thành "nguy cơ cao" áp dụng chỉ thị này, giãn cách trong 22 ngày.

Hiện tính đến thời điểm này, TP. HCM đã trải qua 36 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Trong đó, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 đã có 14 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16.

Cần nhấn mạnh, tinh thần giãn cách chính của Chỉ thị 16 là “gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh”.

Thủ tướng đồng ý để TP.HCM giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch Covid-19

Sau khi dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng và diễn biến phức tạp trong những ngày qua, TP.HCM đã tạm ngưng hoạt động của 3 chợ đầu mối và một số chợ truyền thống.

Lãnh đạo TP.HCM khẳng định “không thiếu nguồn cung lương thực, thực phẩm”, các cơ quan chức năng đã chuẩn bị và sẵn sàng cung ứng vật tư, nhu yếu phẩm cho người dân khi thực hiện giãn cách, thậm chí là khi kéo dài giãn cách xã hội trên toàn thành phố.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Sáng 7/7: Việt Nam thêm 277 ca mắc Covid-19, TP.HCM chiếm tới 270 ca

Tại cuộc họp chiều nay, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong khẳng định, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thành phố vẫn nỗ lực đảm bảo mức sống tối thiểu để người dân yên tâm trong điều kiện khó khăn hiện nay, đồng thời chung sức cùng chính quyền thành phố chống dịch.

Do dịch diễn biến khó lường, thành phố cũng đã thay đổi phương thức làm việc tại các cơ quan nhà nước và siết chặt các quy định phòng, chống dịch lên mức cao hơn.

Thành phố cũng xác định 100 hộ dân sẽ có 1 tổ Covid-19 cộng đồng và sẽ tăng cường công tác xét nghiệm có trọng tâm trọng điểm, trả kết quả nhanh nhất có thể.

Bộ Y tế cũng khẳng định cam kết hỗ trợ tối đa cho TP.HCM. Có khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế hống dịch. Các địa phương khác như Hải Phòng, Bắc Ninh… cũng đã có những hỗ trợ quý báu về nhân lực và trang thiết bị giúp TP.HCM.

“Hiện TP.HCM đang thiếu các máy xét nghiệm RT-PCR”, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong báo cáo với Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 cho biết.

Liên quan đến quyết định áp dụng giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16, TP.HCM cùng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 đã thảo luận cụ thể trong những ngày qua, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản chống dịch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đồng ý với kịch bản TP.HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Thời gian áp dụng cụ thể sẽ được TP.HCM công bố cụ thể. Theo đó, tinh thần giãn cách là nâng cao các biện pháp mạnh để sớm dập dịch, đồng thời vẫn đảm bảo đời sống của người dân.

Lưu ý gì khi TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16?

Tại cuộc họp hôm nay, thường trực Ban Chỉ đạo đánh giá cao chuẩn bị tích cực của TP.HCM để thực hiện Chỉ thị 16, đồng thời lưu ý vấn đề xét nghiệm, kiểm soát những người tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hoá.

Ban Chỉ đạo lưu ý TP.HCM thảo luận với các tỉnh lân cận về công nhân làm việc trong các KCN phải đi lại hằng ngày.

“Có thể tổ chức kiểm tra giấy xét nghiệm ngay tại doanh nghiệp và tổ chức các xe đưa đón an toàn, để các xe không phải dừng lại kiểm tra ở các chốt kiểm soát”, Ban Chỉ đạo lưu ý.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Việt Nam thêm 248 ca mắc Covid-19, riêng TP.HCM 206 ca chỉ sau 6 giờ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, khi thực hiện giãn cách trong bối cảnh TP.HCM là trung tâm đông người, thì các bộ ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với TP.HCM để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hoá.

“Yếu tố quan trọng nhất trong chống dịch tại TP.HCM là xét nghiệm”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Ông Đam cũng lưu ý, trong diễn biến mới khi áp dụng Chỉ thị 16, TP.HCM cần xác định đối tượng ưu tiên để thực hiện xét nghiệm, thực hiện test nhanh hay xét nghiệm PCR mẫu gộp và trong thời gian giãn cách dự kiến dùng bao nhiêu xét nghiệm mới đáp ứng được.

Phó Thủ tướng nêu rõ, khi áp dụng Chỉ thị 16 thì tinh thần là “ai ở đâu thì ở yên đó”, đồng thời tăng cường các biện pháp làm sạch ổ dịch. Với thực tiễn là thành phố đông dân cư, đội ngũ chuyên môn cao cũng đang tập trung tại đây, do vậy TP.HCM cần phát huy sáng tạo, linh hoạt trong nỗ lực chống dịch và mạnh dạn thí điểm cách làm mới so với quy định cứng.

“Trong đó, câu chuyện thí điểm cách ly tại nhà, TP.HCM cần mạnh dạn thực hiện linh hoạt”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề.

Thủ tướng ra Công điện trước tình hình dịch Covid-19 rất phức tạp

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 914/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện mục tiêu kép.

Lực lượng chức năng có mặt kịp thời tại thôn 4 xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng sau khi ghi nhận ca mắc COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Việt Nam lần đầu tiên ghi nhận kỷ lục chưa từng có với hơn 1.000 ca Covid-19

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nêu rõ:

Theo đó, Thủ tướng cho hay, thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương trong cả nước đã rất quyết tâm, nỗ lực từng bước kiểm soát được dịch bệnh trên phạm vi cả nước.

“Tuy nhiên, dịch bệnh hiện vẫn diễn biến rất phức tạp ở Thành phố Hồ Chí Minh và đã lây lan khá nhanh ra một số địa phương khác”, Thủ tướng lưu ý.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế với tinh thần chủ động, quyết liệt, mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kép.

Thực hiện nghiêm các giải pháp ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị tích cực. Đặc biệt lưu ý thực hiện các quy định về giãn cách, khoanh vùng; tránh tình trạng khoanh rộng bên ngoài, lỏng lẻo bên trong; phải tổ chức tốt việc cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế, giãn cách xã hội.

“Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ vùng dịch theo quy định. Bộ Y tế công bố chính thức và cập nhật thường xuyên danh sách các vùng dịch trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu, trong khi toàn bộ Thành phố chưa được coi là vùng dịch thì tất cả những trường hợp đến từ, đi qua các khu vực chưa được công bố là vùng dịch đều phải khai báo y tế bắt buộc.

Học sinh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước kỳ thi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Thêm 247 ca mắc Covid-19 sau 6 tiếng, 4 người Việt Nam tử vong vì SARS-CoV-2

Đồng thời, chính quyền địa phương nơi đến phải lập danh sách quản lý, điều tra dịch tễ và có quyết định cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe phù hợp với kết quả điều tra dịch tễ.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường chỉ đạo các biện pháp mạnh mẽ, dứt khoát, triệt để hơn nhằm sớm cắt đứt các chuỗi lây nhiễm, khống chế các ổ dịch.

Trong đó đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không để tiếp diễn tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ quy định giữ khoảng cách trong khi đang thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí ở các khu vực có nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Hoàn thành ngay các công việc cần thiết (về pháp lý và tuyên truyền vận động) để hạn chế ở mức cao nhất người dân đi lại. Khẩn trương thống nhất cơ chế phối hợp với các tỉnh lân cận để kiểm soát tốt người lao động trong các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương này nhưng cư trú ở địa phương khác; kiểm soát chặt chẽ người điều khiển phương tiện vận tải ra, vào thành phố nhằm kiểm soát nguồn lây bệnh, nhưng không gây ách tắc phương tiện vận tải hàng hóa và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất có thể trong điều kiện dịch bệnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện các giải pháp đồng bộ để bảo đảm đời sống, sinh hoạt của nhân dân; đặc biệt chú trọng hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động tự do, không có tích lũy, thu nhập bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh...

“Không để bất kỳ người dân nào thiếu đói do dịch bệnh”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ: Y tế, Giao thông vận tải và các Bộ ngành liên quan có các hướng dẫn cụ thể, giải đáp kịp thời theo đề nghị của các địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch trên địa bàn, trong lĩnh vực quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kịp thời động viên, khen thưởng các điển hình tốt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала