- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

‘Đường cong tử thần quá thấp’: Kinh nghiệm chống Covid-19 của Việt Nam đáng học hỏi

© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNMẫu được lấy chuyển đi xét nghiệm.
Mẫu được lấy chuyển đi xét nghiệm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Đăng ký
Cập nhật tình hình Covid-19 tại Việt Nam: tối 7/7, Bộ Y tế công bố thêm 330 ca Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 1.007 trường hợp.

Mỹ trao tặng máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) và thiết bị xét nghiệm lưu động Covid-19 cho Cục Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Vì sao thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có kết quả xét nghiệm sàng lọc Covid-19 âm tính, nhưng sau đó lại bất ngờ dương tính và thành F0?

Dư luận quốc tế tiếp tục đánh giá cao công cuộc chống Covid-19 của Việt Nam dù làn sóng thứ 4 hiện đang có nhiều diễn biến phức tạp. Chính phủ đã chứng minh rằng, thực thi mô hình y tế dự phòng hiệu quả giúp ứng phó với mọi đại dịch. Đây có thể là kinh nghiệm cho các quốc gia khác học hỏi.

Việt Nam phát hiện 1.007 ca Covid-19 ngày 7/7

Theo Bộ Y tế, tối nay, có thêm 330 trường hợp dương tính với coronavirus, trong đó, riêng TP.HCM có 149 người mắc, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 1.007 trường hợp.

Trong số 330 ca mắc mới (các bệnh nhân từ 22.742 – 23.071), có 9 trường hợp bệnh xâm nhập, được cách ly ngay sau nhập cảnh. 321 trường hợp còn lại ghi nhận trong nước. Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh (149), Bình Dương (60), Khánh Hòa (41), Vĩnh Long (24), Tiền Giang (18), Phú Yên (8 ), Vĩnh Phúc (5), Hưng Yên (5), Đồng Tháp (5), Hà Nội (3), Bắc Giang (2), Thanh Hóa (1).

Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Dịch Covid-19 bùng mạnh, TP.HCM buộc phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

Bộ Y tế lưu ý, có 268/321 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả trước đó.

Trong tổng số 1.007 ca nhiễm nCoV mới ngày 7/7, có 10 trường hợp nhập cảnh tại An Giang (1), Tây Ninh (8), Quảng Bình (1).

997 ca lây nhiễm cộng đồng trong nước được phát hiện ở các tỉnh/thành phố như TP.HCm (766), Bình Dương (60), Khánh Hòa (41), Vĩnh Long (24), Long An (19), Tiền Giang (18), Phú Yên (14), Quảng Ngãi (13), Bắc Ninh (6), Bắc Giang (5), Vĩnh Phúc (5), Hưng Yên (5), Đồng háp (5), Trà Vinh (3), Hà Nội (3), Đồng Nai (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Nghệ An (2), Hà Tĩnh (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Thanh Hóa (1).

Cơ quan chức năng cho hay, có 968/997 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Số lượng ca mắc SARS-CoV-2 từ 27/4 đến nay là 19.610, trong đó có 5.753 bệnh nhân đã hồi phục.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.633.046 xét nghiệm cho 8.591.007 lượt người.

© Ảnh : TTXVN phátCông ty Hansol vina phối hợp cùng Trung tâm y tế thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương lấy mẫu gộp sàng lọc cho toàn bộ 4.000 người lao động tại nhà máy.
‘Đường cong tử thần quá thấp’: Kinh nghiệm chống Covid-19 của Việt Nam đáng học hỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Công ty Hansol vina phối hợp cùng Trung tâm y tế thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương lấy mẫu gộp sàng lọc cho toàn bộ 4.000 người lao động tại nhà máy.

Tổng số ca tử vong của Việt Nam là 102, đã có 8.557/23.071 bệnh nhân được xác nhận khỏi coronavirus.

TP.HCM: Tại sao thí sinh là F0 lại đi thi?

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, có trường hợp thí sinh F0 đến làm thủ tục vào chiều 6/7 và dự thi môn văn sáng 7/7 tại điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7). Nhiều người đã đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề này.

Chia sẻ với báo giới, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thí sinh được xem là F0 tại điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tôn đã làm xét nghiệm ngày 3/7 theo chương trình chung của ngành GD-ĐT thành phố. Khi đó, kết quả của em là âm tính.

“Đến ngày 6/7, thí sinh này tiếp tục tham gia xét nghiệm tại địa phương. Kết quả mẫu gộp của em và một số người khác là dương tính. Tuy nhiên, do em không biết kết quả này nên sáng 7/7 vẫn đi thi bình thường”, ông Hiếu cho hay.

Cũng theo ông Hiếu, thí sinh trên ngụ tại quận 4 nhưng điểm thi của em ở quận 7. Sáng 7/7, khi cơ quan y tế quận 4 đến nhà để làm các thủ tục theo quy định thì mới biết việc em đã đi thi.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 các nhà báo, phóng viên các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Việt Nam có thêm 400 ca mắc mới chỉ sau 6 giờ, 5 người tử vong vì Covid-19

Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã đến điểm thi Trường THPT Lê Thánh Tôn, lấy mẫu test nhanh Covid-19 (mẫu đơn với riêng em thí sinh này) thì cho ra kết quả âm tính. Khi đó, thí sinh đã làm xong bài thi môn văn.

Ngành y tế sau đó tiếp tục test thêm một lần nữa và vẫn có kết quả âm tính. Vì vậy, Sở GD-ĐT thành phố đã xin ý kiến UBND thành phố và tiếp tục cho thí sinh đến trường thi môn toán vào chiều 7/7.

Thí sinh này được cho thi phòng riêng và các thí sinh thi cùng phòng còn lại với em cũng thi tại 2 phòng riêng, mỗi phòng 11 đến 12 thí sinh. Được biết, em này cũng đã được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR nhưng đang chờ kết quả.

Đôi với trường hợp thí sinh F0 vẫn đến làm thủ tục dự thi tại Trường THCS Đặng Trần Côn (quận Tân Phú), ông Hiếu cho biết, đây là thí sinh đã làm xét nghiệm Covid-19 hôm 3/7 và có kết quả âm tính nên đến 6/7, em này vẫn đi làm thủ tục thi tại trường.

Đến ngày 6/7, ba mẹ thí sinh trên làm xét nghiệm tại địa phương và có kết quả dương tính nên thí sinh đã chủ động ở nhà, không đến điểm thi sáng 7/7. Sau khi xét nghiệm lại, thí sinh này cũng có kết quả dương tính.

Vị lãnh đạo cho hay, những thí sinh thi cùng phòng với thí sinh F0 ở Trường THCS Đặng Trần Côn đã thực hiện quy định 5K rất nghiêm túc, thời gian làm thủ tục dự thi vào chiều 6/7 cũng ngắn, các em ngồi giãn cách…

“Vì vậy, chúng tôi đã xin ý kiến các ban, ngành có liên quan, tiến hành khử khuẩn toàn bộ điểm thi, đồng thời cho 23 thí sinh cùng phòng tiếp tục đi thi nhưng thi tại 2 phòng riêng (phòng thi dự phòng)”, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP. HCM thông tin cho biết.

Quân đội Mỹ hỗ trợ thiết bị xét nghiệm Covid-19 cho Việt Nam

Ngày 6/7, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã trao tặng Cục Quân y, Bộ Quốc phòng Việt Nam một máy phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) và thiết bị xét nghiệm lưu động Covid-19.

Đây là quà tặng từ Bộ Quốc phòng Mỹ, với mong muốn nâng cao năng lực xét nghiệm lưu động và tăng cường khả năng ứng phó đại dịch của Việt Nam.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình khởi động chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Sáng 7/7: Việt Nam thêm 277 ca mắc Covid-19, TP.HCM chiếm tới 270 ca

Đây cũng là một phần trong số các hoạt động hợp tác y tế giữa Mỹ và Việt Nam. Tính đến nay, Hoa Kỳ đã trao tặng hơn 1 tỉ USD (hơn 23.000 tỉ đồng) cho Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển hệ thống y tế, bao gồm chương trình hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS, phát hiện và quản lý bệnh cúm. Trong số đó, hơn 13 triệu USD được sử dụng trong công tác ứng phó với đại dịch Covid-19.

Trước đó, vào tháng 9/2020, Mỹ đã gửi tặng Việt Nam 100 máy thở do nước này sản xuất. Và sắp tới, Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục chuyển đến Việt Nam các lô hàng vaccine trong chiến lược viện trợ mà Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ các nước trên thế giới.

“Mỹ và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trong hơn 26 năm qua để xây dựng mối quan hệ của chúng ta dựa trên lòng tin và tôn trọng lẫn nhau. Cùng nhau hợp tác, chúng ta có thể vượt qua những khó khăn mà Covid-19 đã gây ra cho tất cả chúng ta”, Đại biện lâm thời Christopher Klein khẳng định.

Ngoài ra, ông Klein cũng bày tỏ cảm ơn Việt Nam đã gửi tặng hàng triệu bộ đồ bảo hộ cá nhân cho người dân Mỹ vào năm ngoái. Ông cũng hứa sẽ tiếp tục vận động hỗ trợ nhiều vaccine hơn nữa cho Việt Nam.

© Ảnh : Thanh Vũ - TTXVNNgười lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19.
‘Đường cong tử thần quá thấp’: Kinh nghiệm chống Covid-19 của Việt Nam đáng học hỏi - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2021
Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Đường cong tử thần quá thấp: Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19

Vừa qua, viện Brookings Mỹ đăng tải bài viết bình luận về mô hình y tế công cộng lý tưởng của Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 – chi phí thấp, hiệu quả cao.

Người lao động Thành phố Hồ Chí Minh được tiêm vaccine phòng COVID-19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Việt Nam thêm 248 ca mắc Covid-19, riêng TP.HCM 206 ca chỉ sau 6 giờ

Theo đó, thế giới đã phải chú ý đến thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống coronavirus năm 2020, khi hầu hết các nước trên toàn cầu vật lộn với Covid-19.

“Chính phủ Việt Nam duy trì nỗ lực phối hợp mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của virus. Chính phủ Việt Nam thành công trong việc giữ tỷ lệ lây nhiễm rất thấp so với dân số 97 triệu dân chủ yếu nhờ vào các biện pháp dự phòng, chiến lược y tế công cộng chi phí thấp, ưu tiên truy vết và cách ly mà hầu hết các quốc gia khác đã chưa triển khai được”, các chuyên gia của Viện Brookings nhận định.

Suốt hơn một năm qua, kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam đã được mổ xẻ. Chính sách ứng phó với Covid-19 phản ánh mối quan hệ dựa trên lòng tin giữa nhà nước và người dân.

“Sự lãnh đạo xuyên suốt của nhà nước dường như là chìa khoá trong định hình và triển khai chính sách phòng chống dịch”, viện nghiên cứu Mỹ lưu ý.

Theo đó, cùng với sự vào cuộc của nhà nước, Việt Nam đã nâng cao năng lực cho các cơ quan y tế, các viện nghiên cứu từ thế hệ tiền nhiệm đi trước. Vô số viện khoa học của Việt Nam duy trì mối quan hệ đối tác với nhiều nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để mở rộng năng lực giám sát đối với các bệnh như lao, HIV, AIDS, và cúm, ngoài mạng lưới các trung tâm CDC kiểm soát bệnh tật.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và Trung tâm Y tế huyện Kim Bảng tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người dân thôn 4, xã Thi Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2021
Sáng 6/7: Thêm 277 ca mắc Covid-19, riêng TP.HCM 230 ca

Thực tế cho thấy, nhờ tăng cường năng lực y tế công cộng, Việt Nam đã đạt những thành công trong đẩy lùi dịch SARS vào năm 2003 và cúm gia cầm vào năm 2004. Việt Nam sớm có mục tiêu hướng tới ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nên luoon ưu tiên các biện pháp y tế dự phòng.

Khi dịch Covid-19 bắt đầu khởi phát, Việt Nam đã tiến hành các biện pháp quyết liệt như đóng cửa biên giới, dừng mọi chuyến bay, cách ly người nhập cảnh, truy vết đối với tất cả các ca nghi nhiễm. Các nhà chức trách Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để gửi tin nhắn phòng dịch đến từng người, loại bỏ những thông tin sai lệch, thông tin xấu độc, ảnh hưởng đến người dân.

Cơ quan nghiên cứu Mỹ khẳng định, những biện pháp y tế dự phòng đã hoạt động rất hiệu quả, dẫn đến kết quả Việt Nam không phải phải chứng kiến những kịch bản thảm khốc do đại dịch hay phải đóng cửa trên diện rộng như nhiều quốc gia khác.

Nói về yếu tố tạo nên kỳ tích của Việt Nam, viện Brookings cho rằng, cách tiếp cận y tế công cộng của Chính phủ Việt Nam rất ấn tượng.

“Biện pháp giải quyết thách thức do đại dịch Covid-19 của Việt Nam rất độc đáp. Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ có thể triển khai các chính sách và nguồn lực công đối với chiến lược đề ra, để bảo vệ sức khỏe người dân trong đại dịch toàn cầu, tăng tính minh bạch và tín nhiệm trong quản trị công để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”, theo các chuyên gia.

Điển hình chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã chứng minh rằng chính sách ban đầu của chính phủ cực kỳ hiệu quả nhằm giữ các ca nhiễm ở mức rất thấp. Kết nối toàn cầu có nghĩa là không thể đóng cửa biên giới vĩnh viễn và cần triển khai chiến lược tiêm chủng vắc xin trên toàn cầu.

“Chính phủ Việt Nam đã chứng minh rằng, thực thi mô hình y tế dự phòng hiệu quả giúp ứng phó với mọi đại dịch. Đây có thể là kinh nghiệm cho các quốc gia khác học hỏi khi chuẩn bị ứng phó với các đại dịch trong tương lai”, nhóm nghiên cứu của Brookings nhấn mạnh.

Cũng đồng quan điểm này, ngày 6/7, ông Anthony Costello, một giáo sư y tế toàn cầu và phát triển bền vững tại Đại học London, cựu Giám đốc phụ trách sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, Việt Nam có cơ sở để tự tin chiến thắng Covid-19.

Học sinh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trước kỳ thi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Thêm 247 ca mắc Covid-19 sau 6 tiếng, 4 người Việt Nam tử vong vì SARS-CoV-2

Thông tin trên bài đăng Twitter cùng với biểu đồ thống kê số ca tử vong vì đại dịch Covid-19 của Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ và Anh, vị chuyên gia nhận định rằng, người ta hầu như không thể nhìn thấy “đường cong tử thần của Việt Nam và Trung Quốc vì chúng quá thấp và không rõ ràng”.

Chuyên gia Y tế từng công tác tại WHO này chỉ ra rằng, Anh đã phải thực hiện biện pháp phong tỏa toàn quốc kéo dài, gây tổn hại nghiêm trọng đến nền kinh tế và sức khỏe tinh thần của người dân. Trong khi đó, các quốc gia châu Á không phải phong tỏa đất nước trong thời gian dài, sau đó là thực hiện việc phong tỏa từng địa phương, khu vực bùng phát dịch.

“Nền kinh tế của các quốc gia châu Á ít phải thiệt hại ít hơn Vương quốc Anh cả chục lần”, ông Costello khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала