Ý tưởng về nhà vệ sinh BeeVi thân thiện với môi trường trong khuôn viên Hàn Quốc do Giáo sư Kỹ thuật môi trường và đô thị UNIST Jo Jae Weon đề xuất. Nhà khoa học Hàn Quốc phát minh ra một loại tiền ảo có tên là Ggool, trong tiếng Hàn có nghĩa là mật ong, được trao cho tất cả những ai sử dụng toilet. Sinh viên và nhân viên của trường có thể kiếm được khoảng mười đồng tiền kỹ thuật số mỗi ngày. Tiền này có thể sử dụng để mua nhiều loại hàng hóa khác nhau trong khuôn viên trường - từ cà phê, mì cho đến sách.
Phân người được sử dụng để tạo ra năng lượng cho tòa nhà của trường đại học
"Tôi từng nghĩ rằng phân chỉ là thứ bẩn thỉu, nhưng giờ đây chúng là kho báu quý giá. Thậm chí trong khi đang ăn tôi còn nói về việc đi vệ sinh và chọn cuốn sách nào để mua lần sau", - một nghiên cứu sinh chia sẻ ấn tượng của mình.
Bồn cầu sử dụng máy bơm chân không để đưa phân xuống bể ngầm, giúp giảm lượng nước tiêu thụ. Hơn nữa, vi sinh vật biến phân thành khí mêtan, được sử dụng để sản xuất khí sinh học và phân. Nhiên liệu này cung cấp điện cho tòa nhà của trường. Theo nhà khoa học, một người có thể cho khoảng 50 lít khí metan mỗi ngày, đủ cung cấp năng lượng cho một chiếc ô tô điện chạy quãng đường 1,2 km.
Khí mêtan có thể tìm thấy trong phân người, là một trong những nguồn khí nhà kính mạnh nhất. Các nhà sinh thái học của Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF) cho rằng việc lắp đặt các hệ thống kín để xử lý phân tại các trang trại chăn nuôi, làm thành nhiên liệu sinh học có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nóng lên toàn cầu.