Tòa án The Hague quyết định điều gì?
Năm 2013, chính phủ Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Quốc tế ở The Hague, yêu cầu tuyên bố “đường chín đoạn” nổi tiếng mà Bắc Kinh sử dụng để xác định ranh giới tài sản của họ ở Biển Đônglà bất hợp pháp. Chính quyền Trung Quốc khẳng định họ có bằng chứng "lịch sử" cho các yêu sách về đảo này. Ngoài ra, Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo trên biển từ các rạn san hô để có được những lập luận thuyết phục hơn nữa ủng hộ yêu sách của họ.
Sau ba năm làm việc, nhóm thẩm phán quốc tế tại The Hague đã đưa ra phán quyết: Bắc Kinh không thể tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực mà họ đã đưa vào "đường chín đoạn", không thể tuyên bố Vùng đặc quyền kinh tế xung quanh các đảo trong Biển Đông, thậm chí nếu Trung Quốc chiếm đóng chúng, thì việc xây dựng các đảo nhân tạo cũng là hành động bất hợp pháp. Đồng thời, tòa án đã dựa trên văn kiện được quốc tế công nhận là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bắc Kinh, với đại diện không tham gia vào công việc của tòa, ngay lập tức tuyên bố không công nhận phán quyết.
Số phận của bản án sau 5 năm
Thành thật mà nói, những tháng đầu tiên sau khi phán quyết của Tòa án The Hague được thông qua không thể được gọi là một cuộc "diễu hành chiến thắng". Đầu tiên, các nhà tuyên truyền từ Bắc Kinh đã cố gắng giảm tầm quan trọng của tài liệu này, cố gắng bôi nhọ các thẩm phán “cầm cân nảy mực” ở The Hague, và tuyên bố rằng những tranh chấp như vậy nên được giải quyết ở cấp độ song phương. Thứ hai, ông Rodrigo Duterto, nắm quyền Tổng thống Philippines, với mong muốn cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, đã thực sự “xếp xó” tài liệu này. Ông không tìm kiếm sự ủng hộ cho quyết định này ngay cả trong số các nước thành viên ASEAN.
Cũng có thể cho rằng thế giới mong đợi rằng Bắc Kinh sẽ nhìn nhận tình hình một cách tỉnh táo và thấy rằng người Trung Quốc đơn độc trong cuộc tranh chấp này, dư luận thế giới không đứng về phía họ. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trung Quốc vẫn chưa nhúc nhích.
Và gần đây, cộng đồng quốc tế, nhận thấy rằng do những tuyên bố và phân định ranh giới của Bắc Kinh, tình hình ở Biển Đông không trở lại bình thường, họ đã bắt đầu chú ý đến sự cần thiết phải tôn trọng phán quyết của Tòa án The Hague cách đây 5 năm. Philippines một lần nữa nhận ra tầm quan trọng của phán quyết The Hague, về điều này, Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại Đại hội đồng LHQ vào mùa thu năm 2020. Trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 1 năm 2021, hai chục quốc gia đã ban hành các văn bản ngoại giao (công hàm), trong đó kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên phán quyết của Tòa án The Hague và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Năm ngoái, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và 37 do Việt Nam chủ trì, Công ước Luật Biển năm 1982 được mệnh danh là công cụ pháp lý điều chỉnh ứng xử của các bên trên biển.
Mặc dù đã 5 năm trôi qua, nhưng các điều khoản chính của phán quyết vẫn giữ nguyên ý nghĩa của chúng. Đối với tất cả các quốc gia có quyền tiếp cận quần đảo Trường Sa, chỉ có quyền đối với vùng 12 dặm, còn các yêu sách đối với thềm và Vùng đặc quyền kinh tế ngoài ra là bất hợp pháp. Bằng chứng lịch sử về quyền sở hữu đảo cũng không được tính đến. Việc xây dựng các bãi đá ngầm và đá, biến chúng thành các đảo không phải là bằng chứng về quyền chiếm hữu các đảo này. Quyền tự do hàng hải trong Biển Đông phải được đảm bảo.
Chính quyền Nhà Trắng quyết định kỷ niệm 5 năm ngày phán quyết của Tòa án The Hague bằng một cú đâm khác nhằm vào Trung Quốc. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken đã có một tuyên bố đặc biệt với báo giới. Ông kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế. Điều nghịch lý là bản thân Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Và lẽ ra họ không cần đưa ra những tuyên bố công khai như vậy. Ngay cả khi ai đó ở Trung Quốc có khuynh hướng nghĩ rằng bằng cách nào đó cần phải tính đến quyết định của tòa án The Hague, họ làm điều đó một cách “âm thầm„. Công khai thừa nhận phán quyết đó có nghĩa là "mất mặt" đối với người Trung Quốc. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhà chức trách Trung Quốc lại tuyên bố không công nhận phán quyết của Tòa án The Hague cách đây 5 năm.