Trung Quốc và Mỹ sẽ dẫn đầu trong phục hồi kinh tế

© AP Photo / Andy WongMọi người theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh
Mọi người theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Đăng ký
Trung Quốc sẽ đẩy mạnh kế hoạch làm cho kinh tế và lĩnh vực tài chính của mình cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Điều này được nêu trong tuyên bố của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Cần lưu ý rằng Trung Quốc đang phấn đấu trở thành điểm thu hút đầu tư nước ngoài quan trọng, kể cả trong lĩnh vực tài chính và bảo hiểm. Do đó, kinh tế Trung Quốc sẽ được nhận thêm các yếu tố kích thích phát triển, còn các nhà đầu tư toàn cầu sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng của Trung Quốc.

Trong vài năm qua, quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước phương Tây, đặc biệt là với Mỹ, đã xấu đi. Mỹ và EU đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số quan chức và công ty của Trung Quốc. Ví dụ, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei thực tế đã hoàn toàn bị tẩy chay tại các thị trường phương Tây - do các lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty không thể tiếp cận các công nghệ tiên tiến của phương Tây và các phụ tùng quan trọng như vi mạch. Trung Quốc từ lâu đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, và xét về sức mua tương đương, trong năm 2014 nước này thậm chí còn vượt qua nước dẫn đầu là Mỹ. Giờ đây, Trung Quốc đang dẫn đầu trong các công nghệ quan trọng như AI, điện toán lượng tử, vật liệu sinh học, v.v. Phương Tây, dẫn đầu là Hoa Kỳ, bắt đầu phải coi Trung Quốc là đối thủ chính thống trị thế giới về kinh tế, công nghệ và thậm chí cả chính trị. 

Cậu bé cầm cờ Trung Quốc và Mỹ tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Trung Quốc kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách "cực kỳ nguy hiểm" đối với nước này

Trung Quốc tăng cường cởi mở với thế giới bên ngoài

Trong khi phương Tây dựng lên các rào cản trước sự phát triển của Trung Quốc thì ngược lại, Bắc Kinh tiếp tục gia tăng cởi mở với thế giới bên ngoài. Trung Quốc đang giảm dần danh sách các ngành cấm đầu tư nước ngoài và mở cửa thị trường quản lý tài sản cho các công ty nước ngoài. Ngay từ năm 2020, chính quyền CHND Trung Hoa đã dỡ bỏ các hạn chế trong cổ phần vốn nước ngoài đối với lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và môi giới. Trước đó, Trung Quốc hạn chế đối với 51% tỷ lệ tham gia của nước ngoài. Nhưng ngay cả với các hạn chế trước đây, các ngân hàng đầu tư nước ngoài đã cố gắng giành lấy một phần thị trường Trung Quốc và mở liên doanh với các đối tác Trung Quốc. Sau khi các hạn chế được dỡ bỏ, JP Morgan trở thành công ty đầu tiên nhận toàn quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Theo sau ví dụ này là các công ty lớn khác trên thế giới như UBS Group AG, Nomura Holdings Inc. và Credit Suisse - cũng đã đăng ký để mở rộng cổ phần của mình trong liên doanh với Trung Quốc. 

Tại phiên họp gần đây do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, Hội đồng Nhà nước CHND Trung Hoa đã ghi nhận rằng Trung Quốc không nên dừng lại ở đó và cần tiếp tục tăng cường mức độ cởi mở của khu vực tài chính với thế giới bên ngoài. Bây giờ là thời điểm thích hợp và các bên sẽ được hưởng lợi từ điều đó. Một mặt, Trung Quốc sẽ nhận được đầu tư để hỗ trợ phát triển hơn nữa. Còn các nhà đầu tư thì sẽ có cơ hội đầu tư sinh lời ổn định. Chuyên gia kinh tế trưởng He Xiaoyu của Zhengxin Investment Group cho biết, hiện tại, sự phục hồi kinh tế toàn cầu là rất không đồng đều, và chỉ có Trung Quốc và Mỹ sẽ thể hiện động lực tốt trong tương lai gần. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Hoa Kỳ) cũng góp phần làm gia tăng sự biến động trên các thị trường. 

© AFP 2023 / Fred Dufour Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Trung Quốc và Mỹ sẽ dẫn đầu trong phục hồi kinh tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2021
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường

Trong phiên họp hiện tại của Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người ta lưu ý rằng khả năng quản lý dòng tài chính của Trung Quốc sẽ cho phép nước này hướng các khoản đầu tư phát triển các lĩnh vực thực sự trong nền kinh tế và tránh bong bóng xuất hiện. Điều này đặc biệt cấp bách trong tình hình hiện nay, khi nguy cơ gia tăng lạm phát toàn cầu rất nghiêm trọng. Nhiều quốc gia tuân thủ lãi suất thấp và các chính sách tiền tệ tích cực để kích thích nền kinh tế của mình. Do đó, lạm phát toàn cầu có thể đạt đỉnh trong năm nay, chuyên gia He Xiaoyu nhận định. 

Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.02.2021
Tại sao Trung Quốc tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh?

Như vậy, Trung Quốc sẽ đóng vai trò chủ đạo trong sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Theo chuyên gia He Xiaoyu, kinh tế Trung Quốc có thể trở thành nhân tố ổn định quan trọng trong bối cảnh triển vọng kinh tế tích cực.

Khi Trung Quốc tăng cường mở cửa thị trường tài chính và nền kinh tế, quá trình tách rời Trung Quốc khỏi các nước phương Tây, kể cả Hoa Kỳ, sẽ trở nên khó khăn hơn. Các doanh nghiệp quốc tế, bất chấp chính trị, vẫn tiếp tục tích cực đầu tư vào kinh tế Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã thu hút được 520,6 tỷ USD đầu tư nước ngoài - nhiều hơn 80% so với năm 2019. Để so sánh: đỉnh cao của đầu tư nước ngoài vào Hoa Kỳ là năm 2016, khi đó khối lượng đầu tư của Mỹ chỉ là 472 tỷ USD.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала