NATO ở biên giới: Nga sẽ phản ứng ra sao?
Đây là quan điểm của cựu Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, nhà ngoại giao Sergei Ordzhonikidze mà ông chia sẻ với tờ Izvestia.
Dự kiến, việc xây dựng căn cứ hải quân mới nhất sẽ hoàn thành vào năm 2021, sau gần 10 năm xây dựng. Để có thể thực hiện chức năng là căn cứ, dự án phải có đủ khả năng tiếp nhận các tàu và tàu ngầm lớn nhất của Hạm đội Baltic và hơn nữa, trở thành một pháo đài có khả năng chống lại các mối đe dọa quân sự.
Mục tiêu của căn cứ hải quân Baltic
Theo các nguồn tin trong bộ quân sự, căn cứ hải quân Baltic đang được xây dựng lại sẽ trở thành một trong những căn cứ hiện đại nhất trên thế giới, đảm bảo cho Nga sự hiện diện của nước này ở Biển Baltic, cũng như tạo ra sự kiểm soát đáng tin cậy đối với khu vực này.
“Bất kỳ căn cứ hải quân nào cũng thực hiện trước hết hai chức năng: bảo vệ biên giới thuộc khu vực lợi ích chiến lược của chúng ta và có thể thực hiện các cuộc tấn công trả đũa trong trường hợp có hành động xâm lược, - chuyên gia nhắc nhớ. - Căn cứ Baltic cũng sẽ đảm bảo tiếp nhận các tàu chiến trọng tải lớn của chúng ta. Đây là một phản ứng chiến lược trước tình hình NATO đang tiếp cận tới biên giới của Nga. Bằng cách củng cố căn cứ hải quân ở Kaliningrad, qua đó, chúng ta cho thấy sự sẵn sàng đối phó với thách thức, các mối đe dọa đối với an ninh của chúng ta”,- ông Ordzhonikidze cho biết trong phần bình luận cho ấn phẩm.