https://kevesko.vn/20210803/myanmar-tien-them-mot-buoc-huong-toi-cac-doi-tac-asean-10890645.html
Myanmar tiến thêm một bước hướng tới các đối tác ASEAN
Myanmar tiến thêm một bước hướng tới các đối tác ASEAN
Sputnik Việt Nam
Chính quyền Myanmar có ý định hợp tác với ASEAN. Quân đội Myanmar phản ứng trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN có thể... 03.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-03T05:17+0700
2021-08-03T05:17+0700
2021-08-03T02:30+0700
quan điểm-ý kiến
chính trị
châu á
thế giới
asean
myanmar
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/03/10890510_0:0:3263:1836_1920x0_80_0_0_384f302fd385cac74757dfc64b23ece8.jpg
Hội đồng Quản lý Nhà nước (SAC) của Myanmar do quân đội nắm quyền đã tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời, và Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự đã đảm nhận chức danh thủ tướng chính phủ lâm thời Myanmar. Thông báo này đã được đưa ra vào Chủ nhật, ngày 1/8, tròn 6 tháng sau khi quân đội tiếp quản quyền lực vào ngày 1/2. Bài phát biểu dài 50 phút của Thủ tướng Min Aung Hlaing mặc trang phục dân sự chứ không phải quân phục đã được phát trên truyền hình và các kênh thông tấn nhà nước khác. #Myanmar #military chief Min Aung Hlaing has decided to legitimise his administration by forming an "interim government". He has appointed himself the Prime Minister while his deputy military chief Soe Win is the Deputy PM. #WhatsHappeningInMyanmar pic.twitter.com/7OUMYztvehBầu cử tự do và công bằngÔng Min Aung Hlaing nhắc lại cam kết tổ chức cuộc bầu cử "tự do và công bằng" và dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp áp dụng từ ngày 1 tháng 2 đến tháng 8 năm 2023. Ông mô tả cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020 là một cuộc gian lận, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã đạt thắng lợi rõ rệt.Ông Min Aung Hlaing cũng cho biết Myanmar sẵn sàng hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ ASEAN. Thông báo này được đưa ra lần đầu tiên kể từ khi 9 thành viên ASEAN đưa ra đồng thuận 5 điểm vào tháng 4 về việc khắc phục cuộc khủng hoảng Myanmar. Khi đó các phương tiện truyền thông nhà nước của Myanmar trên thực tế đã bỏ qua sự kiện này, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao được chính quyền quân sự bổ nhiệm tham dự cuộc họp này. Sau đó, chính quyền Myanmar cho biết họ sẽ hợp tác với ASEAN nếu các bước được đề xuất bổ sung cho lộ trình của họ. Ông Min Aung Hlaing tuyên bố, chính quyền của ông sẽ làm việc với bất kỳ đặc phái viên nào do ASEAN chỉ định về Myanmar. Ông lưu ý rằng phía Myanmar đã đề xuất cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Virasakdi Futrakulu là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ này. Tuy nhiên, ASEAN đã đề xuất các ứng cử viên khác, điều này đã làm chậm quá trình di chuyển về phía trước, vị tướng thừa nhận.Các ứng cử viên khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Indonesia Hassan Wirajuda, Bộ trưởng (thứ hai) Bộ Ngoại giao của Brunei Erywan Yusof và nhà ngoại giao kỳ cựu của Malaysia Razali Ismail. Chính quyền Myanmar đã xem xét lại cách tiếp cận hợp tác với các đối tác ASEAN trước thềm một loạt cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN bắt đầu vào ngày 2/8, cũng như các cuộc họp của ASEAN với các đối tác đối thoại. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Viktor Sumsky lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc trường MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga nhận xét rằng, đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên:Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ tham gia các hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ASEAN với các đối tác đối thoại. Rõ ràng, ông sẽ phát tín hiệu về sự cần thiết phải chấm dứt bạo lực ở nước này. Nhưng, tín hiệu này sẽ được gửi tới các phái viên của chính phủ lâm thời chứ không phải đến đại diện chính quyền quân sự Myanmar. Đây là một sự khác biệt quan trọng, bởi vì nếu Ngoại trưởng Mỹ tham gia diễn đàn trực tuyến cùng với các đại diện của chính quyền quân sự Myanmar thì Hoa Kỳ và các nước phương Tây có thể cáo buộc Mỹ công nhận chính quyền quân sự là chính phủ hợp pháp. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề MyanmarViệc tăng cường vai trò của ASEAN trong quá trình giải quyết vấn đề Myanmar là một trong những chủ đề chính tại các cuộc họp cấp bộ trưởng. Ví dụ, Brunei, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, dự kiến sẽ chính thức thông báo bổ nhiệm đặc phái viên về Myanmar. Trước khi tên của ông được công bố, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi các nhà chức trách Myanmar ngay lập tức phê chuẩn việc bổ nhiệm đặc phái viên của ASEAN. Bà nói rằng, đặc phái viên phải có khả năng tự do di chuyển tại Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng lưu ý rằng, có rất ít tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan ở Myanmar. Bà nói, việc trì hoãn không phục vụ lợi ích của ASEAN. Với tuyên bố này, bà Retno Marsudi cho thấy rõ rằng, ASEAN sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện "đồng thuận 5 điểm". Thỏa thuận này mở đường cho việc chấm dứt bạo lực, sớm tiến hành đối thoại xây dựng để tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.Trung Quốc ủng hộ sự đồng thuận 5 điểm. Trung Quốc và ASEAN có đủ khả năng thực hiện thỏa thuận này. Đồng thuận 5 điểm cũng rất quan trọng đối với Myanmar, các điểm mà nó chứa đựng có mối liên hệ với nhau, không mâu thuẫn với nhau, được thiết kế cho quan điểm hiện tại và lâu dài, và phải trở thành sự đồng thuận của cả hai bên. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố như vậy tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại Trùng Khánh vào đầu tháng Sáu. Khi đó ông đã khẳng định rằng, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với ASEAN về vấn đề này, và nhấn mạnh rằng tình hình Myanmar liên quan trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc.
https://kevesko.vn/20210714/asean--my-hop-ve-tinh-hinh-myanmar-va-bien-dong-10808201.html
https://kevesko.vn/20210427/asean-se-bao-ve-quan-doi-myanmar-khoi-cac-bien-phap-cung-ran-tu-ben-ngoai-10434326.html
myanmar
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/08/03/10890510_157:0:2888:2048_1920x0_80_0_0_320315549069d94d493294e50d64ca71.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
quan điểm-ý kiến, chính trị, châu á, thế giới, asean, myanmar
quan điểm-ý kiến, chính trị, châu á, thế giới, asean, myanmar
Myanmar tiến thêm một bước hướng tới các đối tác ASEAN
Chính quyền Myanmar có ý định hợp tác với ASEAN. Quân đội Myanmar phản ứng trước sức ép của cộng đồng quốc tế. Các cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN có thể giúp giải quyết vấn đề Myanmar.
Hội đồng Quản lý Nhà nước (SAC) của Myanmar do quân đội nắm quyền
đã tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời, và Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự đã đảm nhận chức danh thủ tướng chính phủ lâm thời Myanmar. Thông báo này đã được đưa ra vào Chủ nhật, ngày 1/8, tròn 6 tháng sau khi quân đội tiếp quản quyền lực vào ngày 1/2. Bài phát biểu dài 50 phút của Thủ tướng Min Aung Hlaing mặc trang phục dân sự chứ không phải quân phục đã được phát trên truyền hình và các kênh thông tấn nhà nước khác.
#Myanmar #military chief Min Aung Hlaing has decided to legitimise his administration by forming an "interim government". He has appointed himself the Prime Minister while his deputy military chief Soe Win is the Deputy PM.
#WhatsHappeningInMyanmar pic.twitter.com/7OUMYztveh Bầu cử tự do và công bằng
Ông Min Aung Hlaing nhắc lại cam kết tổ chức cuộc bầu cử "tự do và công bằng" và dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp áp dụng từ ngày 1 tháng 2 đến tháng 8 năm 2023. Ông mô tả cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020
là một cuộc gian lận, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã đạt thắng lợi rõ rệt.
Ông Min Aung Hlaing cũng cho biết Myanmar
sẵn sàng hợp tác với ASEAN trong khuôn khổ ASEAN. Thông báo này được đưa ra lần đầu tiên kể từ khi 9 thành viên ASEAN đưa ra đồng thuận 5 điểm vào tháng 4 về việc khắc phục cuộc khủng hoảng Myanmar. Khi đó các phương tiện truyền thông nhà nước của Myanmar trên thực tế đã bỏ qua sự kiện này, mặc dù Bộ trưởng Ngoại giao được chính quyền quân sự bổ nhiệm tham dự cuộc họp này. Sau đó, chính quyền Myanmar cho biết họ sẽ hợp tác với ASEAN nếu các bước được đề xuất bổ sung cho lộ trình của họ.
Ông Min Aung Hlaing tuyên bố, chính quyền của ông sẽ làm việc với bất kỳ đặc phái viên nào do ASEAN chỉ định về Myanmar. Ông lưu ý rằng phía Myanmar đã đề xuất cựu Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Virasakdi Futrakulu là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ này. Tuy nhiên, ASEAN đã đề xuất các ứng cử viên khác, điều này đã làm chậm quá trình di chuyển về phía trước, vị tướng thừa nhận.
Các ứng cử viên khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Indonesia Hassan Wirajuda, Bộ trưởng (thứ hai) Bộ Ngoại giao của Brunei Erywan Yusof và nhà ngoại giao kỳ cựu của Malaysia Razali Ismail.
Chính quyền Myanmar đã xem xét lại cách tiếp cận hợp tác với các đối tác ASEAN trước thềm một loạt
cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN bắt đầu vào ngày 2/8, cũng như các cuộc họp của ASEAN với các đối tác đối thoại. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Viktor Sumsky lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc trường MGIMO của Bộ Ngoại giao Nga nhận xét rằng, đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên:
“Những tuyên bố như vậy không phải là sự kiện tình cờ. Ngoài ra, cả ASEAN và Myanmar đang chịu áp lực ngày càng tăng do thỏa thuận đã được nhất trí thông qua vào cuối tháng 4 vẫn chưa được thực hiện. Đặc biệt là việc lựa chọn một đặc phái viên về Myanmar vẫn chưa hoàn tất. Do đó, những thay đổi đang diễn ra ở Myanmar có liên quan đến điều này. Chính quyền cố gắng hợp pháp hóa các cơ quan chức năng, thiết lập đối thoại với các đối tác nước ngoài, thoát khỏi sự cô lập quốc tế".
Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken sẽ tham gia các hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng ASEAN với các đối tác đối thoại. Rõ ràng, ông sẽ phát tín hiệu về sự cần thiết phải chấm dứt bạo lực ở nước này. Nhưng, tín hiệu này sẽ được gửi tới các phái viên của chính phủ lâm thời chứ không phải đến đại diện chính quyền quân sự Myanmar. Đây là một sự khác biệt quan trọng, bởi vì nếu Ngoại trưởng Mỹ tham gia diễn đàn trực tuyến cùng với các đại diện của chính quyền quân sự Myanmar thì Hoa Kỳ và các nước phương Tây có thể cáo buộc Mỹ công nhận chính quyền quân sự là chính phủ hợp pháp.
Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Myanmar
Việc tăng cường vai trò của ASEAN trong quá trình giải quyết vấn đề Myanmar là một trong những chủ đề chính tại các cuộc họp cấp bộ trưởng. Ví dụ, Brunei, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, dự kiến sẽ chính thức thông báo bổ nhiệm
đặc phái viên về Myanmar. Trước khi tên của ông được công bố, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi kêu gọi các nhà chức trách Myanmar ngay lập tức phê chuẩn việc bổ nhiệm đặc phái viên của ASEAN. Bà nói rằng, đặc phái viên phải có khả năng tự do di chuyển tại Myanmar để gặp gỡ tất cả các bên liên quan. Bà cũng lưu ý rằng, có rất ít tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán giữa các bên liên quan ở Myanmar. Bà nói, việc trì hoãn không phục vụ lợi ích của ASEAN.
Với tuyên bố này, bà Retno Marsudi cho thấy rõ rằng, ASEAN sẽ tích cực hơn trong việc thực hiện "đồng thuận 5 điểm". Thỏa thuận này mở đường cho việc chấm dứt bạo lực, sớm tiến hành đối thoại xây dựng để tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar.
Trung Quốc ủng hộ sự đồng thuận 5 điểm. Trung Quốc và ASEAN có đủ khả năng thực hiện thỏa thuận này. Đồng thuận 5 điểm cũng rất quan trọng đối với Myanmar, các điểm mà nó chứa đựng có mối liên hệ với nhau, không mâu thuẫn với nhau, được thiết kế cho quan điểm hiện tại và lâu dài, và phải trở thành sự đồng thuận của cả hai bên. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố như vậy tại Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Trung Quốc tại Trùng Khánh vào đầu tháng Sáu. Khi đó ông đã khẳng định rằng, Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với ASEAN về vấn đề này, và nhấn mạnh rằng tình hình Myanmar liên quan trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc.