https://kevesko.vn/20210810/tai-sao-cau-chuyen-bs-khoa-rut-may-tho-lai-de-lay-duoc-cam-tinh-cua-nguoi-viet-10922441.html
Tại sao câu chuyện ‘BS Khoa rút ống thở’ lại dễ lấy được cảm tình của người Việt?
Tại sao câu chuyện ‘BS Khoa rút ống thở’ lại dễ lấy được cảm tình của người Việt?
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) – Mạng xã hội Việt Nam hết đi từ cảm động vì hành động ‘rút ống thở của mẹ mình nhường cho sản phụ’ của ‘bác sĩ Khoa’, đến sững sờ khi nhận ra... 10.08.2021, Sputnik Việt Nam
2021-08-10T09:44+0700
2021-08-10T09:44+0700
2021-08-10T18:42+0700
việt nam
xã hội
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/19/10855541_0:226:3222:2048_1920x0_80_0_0_a46830ee286418d5703fd171100b01d1.jpg
Những ngày qua, mạng xã hội Việt Nam xôn xao câu chuyện một bác sĩ có tên Khoa đã rút ống thở của mẹ mình để nhường cho sản phụ song thai. Hầu hết mọi người từng đọc qua bài viết được đăng tải trên Facebook cá nhân của ‘bác sĩ’ này đều hết đi từ cảm động vì nghĩa cử đầy nhân văn này và sau đó là sững sờ khi câu chuyện lấy đi nhiều nước mắt kia là ‘tin fake’.Tối 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Người này đã quyết định 'nhường chiếc máy thở' của mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này". Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.Sau khi đăng tải, bài viết đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của 'bác sĩ Khoa'.Vậy nguyên nhân nào khiến gần như tất cả cộng đồng mạng Việt Nam đều dễ tin tưởng vào ‘tin fake’, chia sẻ, lan toả đi hàng trăm lượt như vậy?‘Ra đời’ trong thời điểm nhạy cảmCó thể nói câu chuyện của ‘Bác sĩ Khoa’ ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là ở khu vực phía Nam, mỗi ngày có hàng nghìn ca nhiễm, thiếu thốn về cả vật chất và khan hiếm về thiết bị y tế để hỗ trợ.Chính vì ‘ra đời’ trong bối cảnh nhạy cảm như thế nên việc ‘Bác sĩ Khoa’ rút máy thở của mẹ để nhường cho sản phụ song thai dễ lấy được cảm tình của hầu hết người đọc.Ngoài ra, trên các Facebook ngập tràn hình ảnh bác sĩ thực hiện ca mổ thành công, hai con trai của sản phụ khỏe mạnh.Thông tin trên mạng xã hội nêu rằng 'bác sĩ' tên Khoa công tác ở khoa Sản, Bệnh viện Chợ Rẫy. Việc được ‘đồng nghiệp xác thực’ nơi làm khiến cho hành động ‘can đảm’ hy sinh người nhà thân của mình để cứu người dễ tin tưởng và đồng cảm hơn.‘Hạ màn’ cho ‘tin fake’Tuy nhiên chỉ sau một đêm, ngay sau khi có một tài khoản khác lên tiếng xác thực lại thông tin về ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ là sai sự thật, Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc để xác thực.Đồng thời, tất cả các tài khoản của những ‘đồng nghiệp’ liên quan đến ‘bác sĩ Khoa’ cũng đã bị lộ tẩy là giả.Tài khoản Facebook của ‘bác sĩ Khoa’ lúc chưa khoá tài khoản thì là giáo sư bên Úc, công tác ở bệnh viện Chợ Rẫy. Thế nhưng tìm kiếm hình ảnh đại diện thì thì ra hình ảnh của Giáo sư Toh Wei Seong của đại học NUS bên Singapore.Tất cả các bệnh viện được cho là có liên quan đến sự việc nêu trên sau đó đều được đại diện từ bệnh viện khẳng định không có sự thật như nội dung đăng trên mạng xã hội.Theo Sở Y tế TP.HCM, tại khoa Cấp cứu, hồi sức của các bệnh viện, việc chỉ định sử dụng máy thở cho bệnh nhân nặng, theo dõi, đánh giá, báo cáo… đều theo quy chế chuyên môn và rất nghiêm ngặt.Đồng thời, với quy định hiện hành thì nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào. Hoặc kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm, trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn để quyết định.Sự ‘cả tin’ của cộng đồng mạngĐây không phải lần đầu tiên nhiều câu chuyện, tin tức trên mạng xã hội được lan truyền với tốc độ chóng mặt và sau đó bị ‘lật tẩy’ là ‘tin giả’.Cụ thể như thời gian vừa qua rất nhiều phát biểu về phòng chống dịch Covid-19 của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng bị xuyên tạc và lan truyền.Điều này cũng là một lời cảnh tỉnh đến tất cả chúng ta trước những thông tin trên mạng xã hội. Cần tỉnh táo trước khi có hành động chia sẻ hay gửi tin tức cho người thân, bạn bè.Cần chứng thực nguồn tin từ những trang tin chính thống, thay vì những tài khoản cá nhân không tên tuổi.Xử phạt 2 tài khoản Facebook vì đăng tin giảChiều 9/8, Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến thông tin về bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ để nhường cho sản phụ song sinh được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, Sở đã có buổi làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về việc cung cấp, chia sẻ thông tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của thành phố.Tại buổi làm việc, 2 chủ tài khoản facebook này thừa nhận, do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của “bác sĩ Khoa”, nhưng thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, nên đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên tài khoản Facebook “Trần Khoa”. Và nội dung này là không có thật.Được biết, trên tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định nội dung tin nêu trên là tin giả, không có thật.Cùng ngày, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 chủ tài khoản Facebook này về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.Bác sĩ thiết kế cho hai bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy ECMOTrên thực tế, vào khuya 8/8, các bác sĩ cũng từng quyết định thiết kế cho cả 2 bệnh nhân Covid-19 cùng dùng chung một máy ECMO.Chị T.H. (33 tuổi) mang thai 33 tuần mắc Covid-19 và được phẫu thuật bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của sản phụ nguy kịch, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Sau đó chị được chuyển đến Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng).Sau khi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng chuyên gia ICU của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chỉ định can thiệp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).Thời điểm này, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 chỉ có 2 máy Cardiohepl và Terumo và đã sử dụng cho 2 bệnh nhân nguy kịch khác. Tuy nhiên, nếu không dùng kỹ thuật ECMO, sản phụ có tiên lượng tử vong cao. Lúc này, chỉ số SpO2 của sản phụ H. chỉ còn 80%.Sau khi tham vấn các kỹ sư hàng đầu về máy, ê-kíp hồi sức gồm thượng úy Nguyễn Cảnh Chung, thiếu tá Diệp Hồng Kháng, thượng tá Vũ Đình Ân quyết định thực hiện can thiệp ECMO cho sản phụ bằng cách chia sẻ máy ECMO từ một bệnh nhân khác đang sử dụng.Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung cho biết tất cả bệnh nhân được can thiệp ECMO tại đơn vị này đều là sản phụ. Bệnh nhân H. là trường hợp thứ 3 được thực hiện kỹ thuật này.Sau hơn một giờ chuẩn bị và 30 phút can thiệp ECMO thành công, hai bệnh nhân được duy trì ổn định các thông số máy ECMO. Sản phụ H. cải thiện rõ rệt chỉ số SpO2 và tăng lên 96-98%.
https://kevesko.vn/20210808/thong-tin-bac-si-rut-ong-tho-cua-nguoi-than-de-nhuong-cho-san-phu-la-hu-cau-10916163.html
https://kevesko.vn/20210808/bo-y-te-yeu-cau-cap-toc-dao-tao-tap-huan-nang-luc-cap-cuu-hoi-suc-tich-cuc-10916481.html
https://kevesko.vn/20210806/dang-tin-phat-ngon-gia-cua-pho-thu-tuong-vu-duc-dam-bi-phat-bao-nhieu-tien-10911030.html
https://kevesko.vn/20210806/dang-tin-phat-ngon-gia-cua-pho-thu-tuong-vu-duc-dam-bi-phat-bao-nhieu-tien-10911030.html
https://kevesko.vn/20210715/lanh-dao-so-y-te-len-tieng-ve-thong-bao-tiem-vaccine-dich-vu-15-trieu-donglieu-10812204.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/07/19/10855541_0:24:3222:2048_1920x0_80_0_0_529e9a78093348abe0dd6b13c4375573.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội
Những ngày qua,
mạng xã hội Việt Nam xôn xao câu chuyện một bác sĩ có tên Khoa đã rút ống thở của mẹ mình để nhường cho sản phụ song thai. Hầu hết mọi người từng đọc qua bài viết được đăng tải trên Facebook cá nhân của ‘bác sĩ’ này đều hết đi từ cảm động vì nghĩa cử đầy nhân văn này và sau đó là sững sờ khi câu chuyện lấy đi nhiều nước mắt kia là ‘tin fake’.
Tối 7/8, trên mạng xã hội xuất hiện nội dung chia sẻ của một người tên Trần Khoa, được cho là bác sĩ sản phụ khoa. Người này đã quyết định 'nhường chiếc máy thở' của mẹ mình đang dùng cho một sản phụ đang cần. Người này sau đó đã "kìm nỗi đau mất người thân, trực tiếp vào phòng mổ phẫu thuật thành công cho sản phụ sinh đôi này". Kèm với nội dung còn có hình ảnh 2 bé song sinh được cho là hai bé mà bác sĩ này vừa phẫu thuật.
Sau khi đăng tải, bài viết đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt, hầu hết cộng đồng mạng đều bày tỏ sự xúc động và cảm phục trước hành động của 'bác sĩ Khoa'.
Vậy nguyên nhân nào khiến gần như tất cả cộng đồng mạng Việt Nam đều dễ tin tưởng vào
‘tin fake’, chia sẻ, lan toả đi hàng trăm lượt như vậy?
‘Ra đời’ trong thời điểm nhạy cảm
Có thể nói câu chuyện của ‘Bác sĩ Khoa’ ra đời trong hoàn cảnh cả nước đang trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 vô cùng căng thẳng. Đặc biệt là ở khu vực phía Nam, mỗi ngày có
hàng nghìn ca nhiễm, thiếu thốn về cả vật chất và khan hiếm về thiết bị y tế để hỗ trợ.
Chính vì ‘ra đời’ trong bối cảnh nhạy cảm như thế nên việc ‘Bác sĩ Khoa’ rút máy thở của mẹ để nhường cho sản phụ song thai dễ lấy được cảm tình của hầu hết người đọc.
Ngoài ra, trên các Facebook ngập tràn hình ảnh bác sĩ thực hiện ca mổ thành công, hai con trai của sản phụ khỏe mạnh.
“Đồng nghiệp nói bác sĩ Khoa đừng rút ống thở, còn nước còn tát nhưng Khoa dứt khoát rút ống thở để cứu người sản phụ và hai con”.
Thông tin trên mạng xã hội nêu rằng 'bác sĩ' tên Khoa công tác ở khoa Sản, Bệnh viện Chợ Rẫy. Việc được ‘đồng nghiệp xác thực’ nơi làm khiến cho hành động ‘can đảm’ hy sinh người nhà thân của mình để cứu người dễ tin tưởng và đồng cảm hơn.
Tuy nhiên chỉ sau một đêm, ngay sau khi có một tài khoản khác lên tiếng xác thực lại thông tin về ‘bác sĩ Khoa rút ống thở’ là sai sự thật, Sở Y tế TP.HCM đã vào cuộc để xác thực.
“Không có vụ việc một bác sĩ đang điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tự ý rút ống thở cho sản phụ sắp sinh xảy ra trong bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn TP.HCM", Sở Y tế TP.HCM nêu.
Đồng thời, tất cả các tài khoản của những ‘đồng nghiệp’ liên quan đến ‘bác sĩ Khoa’ cũng đã bị lộ tẩy là giả.
Tài khoản Facebook của ‘bác sĩ Khoa’ lúc chưa khoá tài khoản thì là giáo sư bên Úc, công tác ở
bệnh viện Chợ Rẫy. Thế nhưng tìm kiếm hình ảnh đại diện thì thì ra hình ảnh của Giáo sư Toh Wei Seong của đại học NUS bên Singapore.
Tất cả các bệnh viện được cho là có liên quan đến sự việc nêu trên sau đó đều được đại diện từ bệnh viện khẳng định không có sự thật như nội dung đăng trên mạng xã hội.
Theo Sở Y tế TP.HCM, tại khoa Cấp cứu, hồi sức của các bệnh viện, việc chỉ định sử dụng máy thở cho bệnh nhân nặng, theo dõi, đánh giá, báo cáo… đều theo quy chế chuyên môn và rất nghiêm ngặt.
Đồng thời, với quy định hiện hành thì
nhân viên y tế hoặc người thân không được phép tự ý rút ống thở bệnh nhân khi đang được điều trị cho dù bất kỳ lý do nào. Hoặc kể cả việc quyết định rút ống thở cho bệnh nhân đang điều trị thở máy trong trường hợp cai máy thở phải được đảm bảo thực hiện theo quy trình, theo y lệnh của người có trách nhiệm, trong một số trường hợp phải thông qua hội đồng chuyên môn để quyết định.
Sự ‘cả tin’ của cộng đồng mạng
Đây không phải lần đầu tiên nhiều câu chuyện, tin tức trên mạng xã hội được lan truyền với tốc độ chóng mặt và sau đó bị ‘lật tẩy’ là ‘tin giả’.
Cụ thể như thời gian vừa qua rất nhiều phát biểu về phòng chống dịch Covid-19 của
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng từng bị xuyên tạc và lan truyền.
Điều này cũng là một lời cảnh tỉnh đến tất cả chúng ta trước những thông tin trên mạng xã hội. Cần tỉnh táo trước khi có hành động chia sẻ hay gửi tin tức cho người thân, bạn bè.
Cần chứng thực nguồn tin từ những trang tin chính thống, thay vì những tài khoản cá nhân không tên tuổi.
Xử phạt 2 tài khoản Facebook vì đăng tin giả
Chiều 9/8, Sở Thông tin và Truyền thông
TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan đến thông tin về bác sĩ rút ống thở của mẹ đẻ để nhường cho sản phụ song sinh được đăng tải và lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, Sở đã có buổi làm việc với chủ thể đăng ký và sử dụng tài khoản facebook “Nguyễn Đức Hiển” và “Hoàng Nguyên Vũ” về việc cung cấp, chia sẻ thông tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của thành phố.
Tại buổi làm việc, 2 chủ tài khoản facebook này thừa nhận, do mong muốn chia sẻ cảm xúc đối với sự hy sinh của “bác sĩ Khoa”, nhưng thiếu kiểm chứng thấu đáo nguồn tin, nên đã vô ý chia sẻ thông tin theo nội dung đăng tải trên
tài khoản Facebook “Trần Khoa”. Và nội dung này là không có thật.
Được biết, trên tài khoản cũng đã kịp thời gỡ bài và đăng lời xin lỗi. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã xác định nội dung tin nêu trên là tin giả, không có thật.
Cùng ngày, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 chủ tài khoản Facebook này về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Bác sĩ thiết kế cho hai bệnh nhân Covid-19 dùng chung máy ECMO
Trên thực tế, vào khuya 8/8, các bác sĩ cũng từng quyết định thiết kế cho cả 2 bệnh nhân Covid-19 cùng dùng chung một máy ECMO.
Chị T.H. (33 tuổi) mang thai 33 tuần mắc Covid-19 và được phẫu thuật bắt con tại Bệnh viện Từ Dũ. Sau mổ, tình trạng sức khỏe của sản phụ nguy kịch, nguy cơ ảnh hưởng tính mạng. Sau đó chị được chuyển đến Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Quân y 175 (
Bộ Quốc phòng).
Sau khi hội chẩn cùng các chuyên gia của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM cùng chuyên gia ICU của Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được chỉ định can thiệp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO).
Thời điểm này, Trung tâm điều trị bệnh nhân Covid-19 chỉ có 2 máy Cardiohepl và Terumo và đã sử dụng cho 2 bệnh nhân nguy kịch khác. Tuy nhiên, nếu không dùng kỹ thuật ECMO, sản phụ có tiên lượng tử vong cao. Lúc này, chỉ số SpO2 của sản phụ H. chỉ còn 80%.
Sau khi tham vấn các kỹ sư hàng đầu về máy, ê-kíp hồi sức gồm thượng úy Nguyễn Cảnh Chung, thiếu tá Diệp Hồng Kháng, thượng tá Vũ Đình Ân quyết định thực hiện can thiệp ECMO cho sản phụ bằng cách chia sẻ máy ECMO từ một bệnh nhân khác đang sử dụng.
Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Cảnh Chung cho biết tất cả bệnh nhân được can thiệp ECMO tại đơn vị này đều là sản phụ. Bệnh nhân H. là trường hợp thứ 3 được thực hiện kỹ thuật này.
"Với sản phụ này, nếu chúng tôi không thực hiện ECMO, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong. Với sáng tạo thành công này, chúng tôi hy vọng sẽ cứu chữa được nhiều bệnh nhân Covid- 19 nặng cần phải oxy hóa máu qua màng cơ thể", bác sĩ Chung chia sẻ.
Sau hơn một giờ chuẩn bị và 30 phút can thiệp ECMO thành công, hai bệnh nhân được duy trì ổn định các thông số máy ECMO. Sản phụ H. cải thiện rõ rệt chỉ số SpO2 và tăng lên 96-98%.